2.2.1.4.Qu 2.2.1.4.Qu
2.2.1.4.Quảảảảnnnn llllýýýý nnợnnợợợ ccccôôôôngngng kngkkkéééémmmm hihihiệệệệuhi uuu ququququảảảả....
Ngồi việc chi tiêu cơng khơng hợp lý, một nguyên nhân nữa khiến Hy Lạp rơi vào khủng hoảng nợ là bộ máy quản trị tài chắnh công hoạt động không hiệu quả. Tham nhũng, trốn thuế là nhũng tệ nạn khiến Hy Lạp ngày càng nghèo đi, nợ nần càng tăng cao.
Theo tổ chức minh bạch quốc tế, Hy Lạp là nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong EU. Khơng chỉ có người lao động làm việc trong khu vực công trốn thuế mà việc nhận tiền hối lộ còn khá phổ biến từ trung ương đến địa phương. Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp chi tới 750 triệu euro tiền phong bì cho các lãnh đạo. Tham nhũng khơng chỉ gây ra tình trạng trốn thuế mà cịn tăng chi tiêu chắnh phủ nhắm tới duy trì mức lương cao cho cơng chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động. Mức lương cao không chỉ tạo ra gánh nặng cho ngân sách mà còn làm tắnh cạnh tranh trong nền kinh tế bị sụt giảm. Lương cao, đồng euro tăng giá từ mức 1 euro đổi được 0,8 USD cho đến khi 1 euro đổi được 1,6 USD khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu và hệ quả là sụt giảm cán cân thương mại.
Một vấn đề nữa trong quản lý nợ công là tắnh thiếu minh bạch trong thông tin. Trong suốt thời gian dài, chắnh phủ sử dụng những báo cáo giả về tình hình tài chắnh nhằm che giấu mức vay thực tế, đồng thời phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của eurozone. Vào năm 2000, nợ công của Hy Lạp đã vượt xa so với giới hạn quy định là 60% GDP. Với mức nợ công này, Hy Lạp đã bị EU và Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đề cập đến nhưng Hy Lạp vẫn tiếp tục vạch ra kế hoạch trả nợ và cam kết trả nợ trong tương lai, thậm chắ dự kiến trong năm 2010 con số này sẽ giảm xuống 75,9%GDP do đó Hy Lạp được tham gia vào eurozone. Sau khi số liệu thật được công bố vào tháng 12 /2009, sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê qua các năm làm mất niềm tin các nhà đầu tư. Và kết quả là các nhà đầu tư nhanh chóng rút vốn khỏi thị trường, đẩy quốc gia gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chắnh nước ngoài đã khiến cho nước này dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới
đầu tư. Khủng hoảng nợ công xảy ra một phần là do chắnh phủ không minh bạch về tình trạng thâm hụt ngân sách và những chắnh sách sắp ban hành để khắc phục khó khăn. Do sự không minh bạch thông tin, dân chúng cho rằng nền kinh tế nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh, họ chi tiêu nhiều hơn đặc biệt là nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi, tiết kiệm ắt hơn, dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt.