KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II

Một phần của tài liệu DC KIỂM TRA văn 12 (Trang 49 - 72)

Đề kiểm tra 45 phút kì II Ngữ văn 12 - Đề số 1 Đề bài

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội như một sự hưởng thụ. Hưởng thụ vì tiếp nhận những gì cao đẹp, trong sáng nhất. Hưởng thụ đem đến cho người đọc cảm giác về cái đẹp – khoái cảm thẩm mĩ. Văn học giúp đỡ và “dạy khơn” con người nhiều lắm. Nhưng những điều nó mang đến cho ta lại hết sức nhẹ nhàng và những điều ấy cứ từ từ, ăn sâu và bền vững trong tâm hồn ta. Vì thế, những điều văn chương dạy ta trở nên có tác dụng rất lớn.

(Nguyễn Thị Kiều Sương – học sinh trường THPT Việt Đức, HN) 1/ Hãy cho biết chủ đề của đoạn văn là gì?

2/ Câu văn nào chứa đựng ý tưởng, chủ đề trong đoạn văn? 3/ Hãy tách đoạn văn làm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

4/ Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, người viết đã sử dụng kiểu kết cấu nào? (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, so sánh,…)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Tố Hữu” “Ơi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”

Lời giải chi tiết Phần I:

Câu 1:

- Văn học giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội

Câu 2:

- Câu chứa đựng ý tưởng, chủ đề: Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội như một sự hưởng thụ.

Câu 3:

- Mở đoạn:

Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội như một sự hưởng thụ.

- Thân đoạn:

Hưởng thụ vì tiếp nhận những gì cao đẹp, trong sáng nhất. Hưởng thụ đem đến cho người đọc cảm giác về cái đẹp – khoái cảm thẩm mĩ. Văn học giúp đỡ và “dạy khơn” con người nhiều lắm. Nhưng những điều nó mang đến cho ta lại hết sức nhẹ nhàng và những điều ấy cứ từ từ, ăn sâu và bền vững trong tâm hồn ta - Kết đoạn:

Vì thế, những điều văn chương dạy ta trở nên có tác dụng rất lớn.

Câu 4:

- Kiểu kết cấu: Tổng phân hợp.

Phần II:

* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận * Giải thích thế nào là sống đẹp

- Sống đẹp là sống có mục đích, có lí tưởng, lành mạnh, tích cực,…

- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống khơng trái với lương tâm của một con người.

- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa

- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.

- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, cơng sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Các khía cạnh của sống đẹp, nêu những tấm gương sống đẹp, có thể lấy dẫn chứng từ thực tế hoặc thơ văn…

- Bàn luận cách thức để sống đẹp: thường xuyên học tập, rèn luyện,…

- Phê phán lối sống khơng đẹp: thiếu ý chí, nghị lực, ích kỉ, vơ trách nhiệm,… - Bài học rút ra cho bản thân: sống đẹp để trau dồi, rèn luyện nhân cách * Liên hệ bản thân:

- Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.

- Ln mở rộng lịng mình để u thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.

- Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, khơng ngừng nỗ lực học tập để hồn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

- Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa * Khẳng định lại vấn đề

Đề kiểm tra 45 phút kì II Ngữ văn 12 - Đề số 2 Đề bài

Đề bài:

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ nhặt, trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân), kể từ khi thị theo Tràng về làm vợ.

Lời giải chi tiết

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, nắm vững kĩ năng phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi; vận dụng tốt các thao tác lập luận; văn viết có cảm xúc.

- Bài làm khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Khuyến khích những bài viết thể hiện cá tính, sáng tạo. * Yêu cầu về kiến thức:

- Học sinh có thể cảm nhận và trình bày theo nhiều cách khác nhau, song phải tập trung thể hiện được những diễn biến trong tâm trạng cũng như hành động của người vợ nhặt kể từ khi quyết định đi theo Tràng. Cụ thể:

1. Mở bài (1 điểm)

- Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”. - Giới thiệu nhân vật người vợ nhặt và yêu cầu của đề.

2. Thân bài (8 điểm)

- Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác và nội dung cốt truyện (1 điểm) - Phân tích tâm trạng và hành động của người vợ nhặt (5 điểm) - Trên đường về nhà, chị ngượng ngùng, xấu hổ

- Khi về đến nhà:

+ Thất vọng trước gia cảnh nhà Tràng. + Ngượng ngùng, lúng túng.

+ Lễ phép chào hỏi mẹ Tràng.

+ Khép nép trước cái nhìn quan sát của bà cụ Tứ.

- Sau đêm tân hôn, người đàn bà là vợ hiền dâu thảo: đảm đang vén khéo, cư xử đúng mực, tỏ ra có hiểu biết.

* Đánh giá (2 điểm)

- Thành công của Kim Lân khi miêu tả tâm trạng của nhân vật người vợ nhặt.

- Người vợ nhặt chính là điển hình cho những người phụ nữ lao động nghèo trong xã hội cũ đặc biệt là lúc nạn đói Ất Dậu xảy ra: số phận nổi trơi, tính cách có lúc bị méo mó vì cái đói nhưng bản chất lương thiện và có nhiều đức tính tốt đẹp.

- Đánh giá chung về tác phẩm và nhân vật - Mở rộng vấn đề

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 12 Đề bài

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Khơng tranh luận, khơng trao đổi, khơng có khoa học. Khơng có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tơn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã cơng phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học khơng chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đơi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao, chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, khơng thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hồn tồn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đơng phản đối vẫn bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đơi với dũng khí.

(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong tạp chí Học tập, số 2/1974, Ngữ Văn 11, tập một, NXBGD Việt Nam, 2016, tr. 44)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là gì? (0,5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Khơng tranh luận, khơng trao đổi, khơng có khoa học”, anh/chị rút ra

được bài học gì cho quá trình học tập của mình? (1,0 điểm)

Phần II Làm văn (7,0 điểm )

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng

thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam

Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “ Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

Lời giải chi tiết

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận Câu 2.

Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là: - Độc lập trong suy nghĩ;

- Tìm hiểu ý kiến của người khác, nếu chưa thấy thuyết phục và có đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn thì phải tranh luận đến cùng để bảo vệ ý riêng.

Câu 3.

Nội dung cơ bản của đoạn trích:

- Vấn đề dân chủ trong tranh luận khoa học; - Dũng khí lên tiếng của nhà khoa học.

Câu 4.

- Bài học về nhận thức: Khẳng định điều cần thiết của trao đổi và tranh luận; nhìn nhận, suy nghĩ vấn đề một cách đa chiều.

- Bài học hành động: Trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết để có được những lí lẽ, minh chứng bảo vệ ý kiến của mình; tranh luận đến cùng để tìm ra chân lí...)

Phần II Làm văn (7,0 điểm ) 1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ

- Giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài 2.1 Giải thích

- Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột khơng thể điều hịa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thốt ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng.

2.2 Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da

hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

- Bi kịch sống nhờ, sống gửi tồn tại trái với lẽ tự nhiên. (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt).

- Bi kịch không được người khác hiểu, tôn trọng, yêu quý. (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân).

- Bi kịch sửa sai càng thêm sai. (Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích).

- Kết thúc tác phẩm, Trương Ba trả lại thân xác cho người hàng thịt, chấp nhận cái chết để khơng cịn là cái vật quái gở mang tên “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa. Một kết cục bi kịch nhưng là sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của bản lĩnh, của một Hồn Trương Ba “ nguyên vẹn, trong sạch, thẳng

thắn”. Đây là vở bi kịch lạc quan, Trương Ba chết nhưng giá trị cuộc sống được bảo tồn. Khơng cịn

thân xác nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lịng người thân, bạn bè với tất cả những gì tốt đẹp nhất. Đoạn kết của vở bi kịch được tác giả viết thêm thể hiện rõ tinh thần lạc quan này và ý nghĩa tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm: sự sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi cách. Sự tồn tại của con người chỉ có ý nghĩa khi họ là mình một cách trọn vẹn, sống hợp quy luật, hịa linh hồn vào thân xác khi sự tồn tại đó mang lại niềm vui, sự thanh thản cho chính mình và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cái chết là một điều không thể tránh khỏi, con người cần phải biết chấp nhận nó và hiểu rằng: “ người ta chỉ chết thực sự khi khơng cịn sống trong lịng của những người khác”.

2.3 Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “ Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

- Từ người lao động lương thiện Chí Phèo bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội loài người.

- Từ quỷ dữ, Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, muốn trở lại làm người lương thiện, nhưng Chí Phèo chết thảm khốc trên ngưỡng cửa trở lại làm người.

- Niềm khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo vẫn chỉ là ước muốn. Cơ duyên tìm cuộc sống lương thiện của Chí Phèo đã đứt gãy giữa chừng. Ước muốn làm người thật bình dị, đối với Chí Phèo lại thành ra q xa vời, cịn lâu Chí Phèo mới chạm tới được, thậm chí, thành khơng tưởng.

- Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí Phèo vẫn khơng thay đổi được bi kịch đau đớn của mình. Vì vậy, tiếng nói khát khao được sống như một con người đối với Chí Phèo là cả một kì vọng.

2.4 Đánh giá chung: * Điểm tương đồng

- Nhìn chung, cả hai tác phẩm cùng nói lên bi kịch của mỗi người. Hai tác giả đều thể hiện sự bế tắc, nỗi đau tột cùng của con người, đồng thời cả hai tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp không thể mất ở mỗi người đó là: nguyện vọng, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách, sống là mình và trân trọng giá

trị cuộc sống.

Cả hai nhân vật Trương Ba và Chí Phèo đều phải chịu những bi kịch đau đớn do giai cấp thống trị gây nên: Bi kịch tha hóa và bi kịch bị xã hội, người thân chối bỏ.

- Bi kịch của Trương Ba do sự tắc trách của Nam Tào, sự sửa sai một cách vô tâm của họ.

- Bi kịch của Chí Phèo do bị chế độ phong kiến áp bức đến cùng cực, Chí quay lại tìm cách chống trả mà trở thành lưu manh.

- Trương Ba nhận ra bi kịch của mình, cịn Chí thì khơng, Chí khơng biết đã gây ra bao tội ác cho dân làng.

* Quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.

- Con người dù sống trong hồn cảnh bi đát thế nào cũng ln đấu tranh để loại trừ cái xấu, để gìn giữ nhân cách cao đẹp: Trương Ba quyết định chết và trả lại xác cho anh Hàng Thịt để mình ln được sống trong lịng của những người thân yêu với những ấn tượng tốt đẹp; Chí Phèo chết để được là Người chứ nhất quyết khơng sống kiếp quỷ dữ nữa. Đó là niềm tin bất diệt của 2 nhà văn vào con người.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2(Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 12 Đề bài

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng khơng ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta địi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ

Một phần của tài liệu DC KIỂM TRA văn 12 (Trang 49 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)