Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của đào tạo nghề đối với người nông dân tại thành phố tây ninh (Trang 43)

1 .4-Kết ấu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Dùng phương pháp định tính để mơ tả, đánh giá số liệu, các yếu tố tác động đến hiệu quả của chính sách đào tạo nghề. Đối tượng nghiên cứu là các học viên tham gia các lớp đào tạo nghề và chuyên gia.

Cách th ự c hi ệ n :

-Thảo luận tay đôi là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa 2 người là nhà nghiên cứu, thông thường áp dụng phương pháp này với chuyên gia vì hạn chế về thời gian. (có kèm theo bảng hỏi ở phần Phụ lục)

-Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu thơng qua việc thảo luận nhóm, tổ. Nhà nghiên cứu sẽ đi thực tế tại ở 3 xã Bình Minh, Thạnh Tân và Tân Bình của Thành phố Tây Ninh, mỗi xã dự kiến phỏng vấn 4 học viên thuộc 2 nhóm học nghề nơng nghiệp và phi nơng nghiệpnhằm thu thập những góp ý thực tế hoặc tìm hiểu thêm nhu cầu, nguyện vọng để tổng hợp, đánh giá công tác đào tạo nghề. (có kèm theo bảng hỏi ở phần Phụ lục)

3.4Dữ liệu

Các loại số liệu cần thu thập bao gồm:

-Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu từ báo cáo của Hội nông dân Thành phố

Tây Ninh trong 5 năm 2010-2014.

-Số liệu sơ cấp:

+Thu thập thông qua bảng phỏng vấn gồm các câu hỏi liên quan đến đào tạo nghề (Phụ lục 1), phỏng vấn khoảng 10 người lao động được đào tạo nghề;

+Phỏng vấn một số chuyên gia quản lý trong công tác đào tạo nghề gồm: 01 đồng chí cơng tác tại Hội Nơng dân Thành phố; 01 đồng chí cơng tác tại Phịng Lao

động thương binh-xã hội Thành phố; 03 đồng chí cơng tác tại 03 xã Bình Minh, Thạnh Tân và Tân Bình Thành phố Tây Ninh.

Đi thực địa khảo sát, quan sát đối tượng, quan sát tác động của chính sách đào tạo nghề, sau đó thơng qua dữ liệu để phân tích.

-Đối tượng:

+Người nông dân trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề ở 3 xã nơng thơn Bình Minh, Thạnh Tân, Tân Bình thuộc Thành phố Tây Ninh.

+Chuyên gia phụ trách công tác đào tạo nghề của Hội nông dân Thành phố Tây Ninh, Phòng lao động thương binh & xã hội, 03 đồng chí Chủ tịch Hội nơng dân của 3 xã nông thôn.

-Mục tiêu phỏng vấn:

+Đối với người nông dân: đây là đối tượng được chọn lọc sau khi phỏng vấn chuyên gia và được các chuyên gia tư vấn, hổ trợ chọn đối tượng, qua đó tác giả đi khảo sát và đánh giá kết quả sự thay đổi về thu nhập, cuộc sống của đối tượng sau khi tham gia học nghề.

+Đối với cán bộ quản lý đào tạo nghề: nhằm đánh giá kết quả về công tác quản lý, dạy nghề.

-Thời gian đi thu thập số liệu: 6 ngày (mỗi xã 1 ngày, mỗi đồng chí chun

gia khoảng 2 tiếng, dự phịng 1 ngày)

-Địa bàn: 3 xã nơng thơn Bình Minh, Thạnh Tân, Tân Bình tại Thành phố

CHƯƠNG IV - PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ

4.1.Thực trạng đào tạo nghề tại Thành phố Tây Ninh:

4.1.1. Một số ngành nghề đã đào tạo:

Đào tạo nghề và tạo việc làm luôn là những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Thành phố Tây Ninh nói riêng để hướng tới phát triển nền kinh tế bền vững. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách động viên, khuyến khích việc học nghề cho người lao động nhất là lao động vùng nông thôn, miền núi như Quyết định 81/2005/QĐ- TTg ngày 18/4/2005 về hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người lao động; Quyết định 1956/2009/QĐ- TTg về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 (gọi tắt là Đề án 1956). Người lao động tham gia học nghề khơng những được miễn phí mà cịn được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại trong quá trình học. Sau khi học nghề, người lao động được giải quyết việc làm tại chỗ, có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phát triển nghề đã được học. Khơng ít người lao động khi học xong khóa học nghề ở nơng thơn đã thốt nghèo, có cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập vươn lên ổn định cuộc sống. Nhưng tại sao hiện nay, phần lớn người lao động đều chưa tích cực tham gia học nghề.

Đào tạo nghề cho người lao động cũng luôn được các ban ngành chức năng của Thành phố Tây Ninh quan tâm. Trong triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có nhiều thuận lợi, nhưng vẫn cịn khơng ít khó khăn cũng như hạn chế cần khắc phục và cải tiến tốt hơn. Thành phố Tây Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của Tỉnh, có địa bàn bán thôn, bán thị, gồm 07 phường, 03 xã, diện tích đất tự nhiên 14,000.81 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp 9.333,84 ha chiếm hơn 66,7%, diện tích gieo trồng hàng năm được mở rộng, năng suất nhiều cây trồng chính được nâng lên. Theo Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Quyết định 1956 của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956, tính đến thời điểm tháng 1 năm 2014: dân số của Thành phố Tây Ninh hơn 130.073 người với

89.706lao động trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ hơn 68% dân số, trong đó có việc làm 60.472 lao động chiếm 46,5%, số lao động có nhu cầu học nghề của 03 xã là 1.216 lao động chiếm gần 1%.

03 xã nông thôn của Thành phố Tây Ninh là nơi tập trung nhiều dân cư sinh sống, tuy nhiên trình độ và tay nghề của người lao động nơi đây là còn thấp. Mặc dù, những năm qua chính quyền 3 xã đã có nhiều cố gắng triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho người lao động nhưng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề còn thấp.

Theo báo cáo kết quả 5 thực hiện Quyết định 1956 đã nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức dạy nghề cho lao động ở khu vực nông thôn tại thành phố Tây Ninh, Ban Thường vụ Hội nông dân thành phố đã phối hợp với Phòng lao động thương binh-xã hội đào tạo được 24 lớp với 614 học viên (nghề nơng nghiệp có 19 lớp với 457 học viên tham dự; nghề phi nơng nghiệp có 05 lớp với 157 học viên tham dự) so với kế hoạch đào tạo 1.000 lao động nông thôn chỉ đạt 61,4%.

Bảng 4.1 : Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2010-2014

Stt Nghề đào tạo Nhu cầu

học nghề Số người tham gia học nghề Số người học nghề có việc làm I Nghề nơng nghiệp 1 Trồng rau an tồn 140 118 110 (93%)

2 Chăn nuôi gia cầm 40 35 26 (74%)

3 Chăn ni bị 95 87 77 (88%)

4 Chăm sóc cây cảnh 35 25 20 (80%)

6 Nuôi cá nước ngọt 35 28 23 (82%)

II Nghề phi nông nghiệp

1 Nấu ăn 117 97 50 (51%)

2 Cắt, uốn tóc 35 25 20 (80%)

3 Thợ nề (hồ) 35 35 30 (85%)

Tổng số 730 614 368 (60%)

(Nguồn: Báo cáo 5 năm của Phòng LĐ-TBXH Tp.TN)

Những nghề thuộc nông nghiệp đã được đào tạo nhiều nhất tại Thành phố trong thời gian qua bao gồm: trồng rau an tồn, chăn ni gia cầm, chăn ni bị, chăm sóc cây cảnh, khai thác mũ cao su, ni cá nước ngọt. Nghề thuộc phi nơng nghiệp gồm có: nấu ăn, uốn tóc, thợ hồ.

Nhìn chung qua các lớphọc nghề, học viên đã được tạo điều kiện học nghề phù hợp với khả năng, sức lao động sát với nhu cầu thực tế ở địa phương; giúp cho học viên có thêm việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội ở địa phương.

Kết quả điều tra cho thấy, người lao động đã học nghề nơng thơn tại 03 xã nơng thơn: Bình Minh, Thạnh Tân và Tân Bình. Tỷ lệ học nghề nơng nghiệp vẫn chiếm ưu thế (tỷ lệ 79,16%) so với các nghề khác. Kết quả này cho thấy người dân thường học những nghề có khả năng ứng dụng cao, phù hợp thực tế, điều kiện sẵn có của gia đình như đất đai, nghề truyền thống. Số lao động tham gia học nghề phi nông nghiệp chỉ chiếm từ 20,84%, một phần do khơng có nhu cầu đào tạo và khó tìm việc làm.

Nhìn chung, trình độ tay nghề của người lao động được đào tạo đã thay đổi nhiều như nâng cao kỹ năng, kỹ năng, vẫn còn thấp, trong thời gian tới Thành phố

Tây Ninh cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác đào tạo nghề để nâng cao trình độ chun mơn và tay nghề cho người lao động cao hơn để giúp người lao động đáp ứng tốt hơn với nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động.

4.1.2. Việc làm của lao động nông thôn sau khi tham gia học nghề:

Theo kết quả khảo sát 10 người lao động tham gia học nghề:

-Có 03 người lao động học nghề khai thác mũ cao su đã tìm được việc làm là cạo mũ thuê cho chủ vườn tư nhân;

-Có 02 lao động học nghề chăn ni bị sau học nghề đã giúp gia đình phát triển nghề truyền thống;

-Có 01 lao động học nghề nấu ăn sau học nghề vẫn duy trì bán qn ăn của gia đình;

-Có 01 lao động học nghề chăn nuôi gia cầm sau học nghề đã mở rộng được chuồng trại chăn ni gà, cúc;

-Có 01 lao động học nghề trồng rau mầm sau học nghề chỉ trồng rau mầm dùng trong gia đình;

-Có 01 lao động học nghề khai thác mũ cao su sau học nghề khơng tìm được việc làm do lớn tuổi khơng thể lao động nặng;

-Có 01 lao động học nghề khai thác mũ cao su sau học nghề tham gia lực lượng dân quân thường trực tại xã;

Đời sống của người lao động tại 03 xã nghiên cứu vẫn dựa vào nơng nghiệp là chính và làm th. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có sự chuyển dịch đáng kể lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng phần lớn chỉ là dịch chuyển mang tính tự phát. Vì thế, địa phương cần có những chính sách hợp lý có thể giải quyết vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho người lao động trong thời gian tới.

4.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia của người nông dân vào các chương trình đào tạo nghề:

4.2.1 Những yếu tố từ người nơng dân: 4.2.1.1.Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn là yếu tố rất quan trọng không chỉ trong công việc chuyên môn, kinh nghiệm hay mà còn là yếu tố quan trọng trong nhận thức của sự phát triển xã hội. Khi người có trình độ học vấn càng cao thì họ càng có khả năng tiếp thu và mong muốn đóng góp cho xã hội nhiều hơn, có trình độ học vấn cao thì họ nhìn nhận vấn đề sâu sắc và bao quát hơn từ đó sẽ có những góp ý sâu sắc và có ý nghĩa hơn.Khi người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tự học hỏi, dễ nắm bắt kiến thức mới, nâng cao khả năng tiếp thu, tư duy sáng tạo trong học nghề cũng như áp dụng kỹ thuật mới trong lao động.

Bảng 4.2 : Trình độ học vấn Stt Trình độ học vấn Số lượng 1 Lớp 12 1 2 Lớp 10 2 3 Lớp 9 3 4 Lớp 6 1 5 Lớp 5 1 6 Lớp 4 1

7 Biết đọc viết viết 1

(Nguồn: Tác giả tổng hợp sau khảo sát)

Theo kết quả khảo sát 10 người lao động qua đào tạo nghề: cho thấy trình độ người dân khu vực nông thôn Thành phố Tây Ninh tương đối thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo nghề.

4.2.1.2.Thu nhập của người lao động sau học nghề:

Bảng 4.3 : Thu nhập sau đào tạo nghề

Stt Thu nhập (đồng) Số lượng Có việc làm đúng nghề 1 6 triệu 1 1 2 5,5 triệu 1 1 3 4 triệu 2 2 4 3,5 triệu 2 2 5 2,7 triệu 1 0 6 1,5 triệu 1 0 7 Không 1 0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp sau khảo sát)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng thu nhập bình quân của người lao động sau học nghề, cụ thể như sau:

-6 triệu đồng có 01 lao động, do sau học nghề đã phát triển tốt nghề chăn ni gà và cúc của gia đình.

-5,5 triệu đồng có 01 lao động, do sau học nghề khai thác mũ đã làm việc cho vườn cao su tư nhân, ngồi việc nhận lơ cạo mũ cịn phụ chủ đi chở mũ đi bán nên có thêm thu nhập.

-5 triệu đồng có 01 lao động, do sau học nghề nấu ăn đã phát triển thêm quán ăn của gia đình và nhận nấu đam tiệc.

-4 triệu đồng có 02 lao động, do sau học nghề đã phát triển tốt nghề chăn ni bị của gia đình và làm thuê.

cho vườn cao su tư nhân.

-2,7 triệu đồng có 01 lao động, sau học nghề khơng tìm được việc làm đúng nghề đã học, vào làm dân quân thường trực tại xã.

-1,5 triệu đồng có 01 lao động, sau học nghề khai thác mũ khơng thể tìm việc do lớn tuổi khơng thể làm việc nặng, chỉ đi làm thuê.

-01 lao động sau học nghề trồng rau mầm chỉ trồng để dùng trong gia đình, do khơng tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Nhìn chung, sau khi học nghề thì kiến thức và tay nghề của người lao động được nâng cao lên so với trước khi học nghề, có nhiều kỹ năng để giúp họ hồn thành cơng việc tốt hơn từ đó dẫn đến thu nhập của họ cao hơn sau khi học nghề. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì 8/10 lao động sau học nghề có khoảng thu nhập để ổn định cuộc sống. Chỉ có 2/10 lao động khơng tăng được thu nhập vì 01 lao động do lớn tuổi lại học nghề khai thác mũ cao su nên khơng tìm được việc, 01 lao động học nghề rau mầm nhưng khơng có đầu ra cho sản phẩm nên chỉ trồng ở nhà ăn.

Qua khảo sát thấy đào tạo nghề cho lao động động nông thôn là việc làm hết sức quan trọng, giúp cho họ nâng cao kỹ năng nghề và tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

4.2.1.3 .Độ tuổi:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 10/10 lao động đều nằm trong độ tuổi lao động, là đối tượng được tham gia đào tạo nghề. Tuy nhiên, ở từng độ tuổi khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức, kỹ năng khi tham gia học nghề.

4.2.1.4 Nhận thức về lợi ích học nghề:

Theo kết quả khảo sát 10 người lao động tham gia học nghề: có 06 lao động có biết và tìm hiểu về lợi ích học nghề trước khi học chiếm 60%, có 04 lao động khơng có biết và tìm hiểu về lợi ích học nghề chiếm 40%. Có nhận thức về nghề

đang học cũng làm cho người lao động hứng thú với công tác đào tạo nghề, dễ dàng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới hơn, qua học nghề không những được cấp bằng mà học nghề giúp họ tìm được việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

4.2.1.5 Kinh nghiệm về nghề đào tạo:

Theo kết quả khảo sát 10 người lao động tham gia học nghề: có 06 lao động có kinh nghiệm về nghề trước khi học chiếm 60%, có 04 lao động khơng có kinh nghiệm chiếm 40%. Có nhiều kinh nghiệm nghề đang học cũng làm cho người lao động hứng thú với công tác đào tạo nghề, dễ dàng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới hơn, qua học nghề không những được cấp bằng mà học nghề giúp họ tìm được việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

4.2.1.6 Sự am hiểu về quyết định 1956:

Theo kết quả khảo sát 10 người lao động tham gia học nghề cho thấy:

-Có 7/10người lao động cho biết đã có hiểu biết về Quyết định 1956, trước khi tham gia học nghề, đã được tun truyền, vận động và có tìm hiểu về Đề án đào tạo nghề cho người lao động. Qua đó, ta thấy sự am hiểu về Quyết định 1956 đã ảnh hưởng rất lớn đến quyết định học nghề của người lao.

-Có 7/10 người lao động cho biết có được tuyên truyền về Đề án đào tạo nghề nhưng họ khơng tìm hiểu sâu hơn về chính sách đào tạo nghề.

Ta thấy việc am hiểu cũng như nắm rõ về thông tin Đề án có ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của đào tạo nghề đối với người nông dân tại thành phố tây ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w