IV. DỰ ÁN PHONG ĐIỆN TẠI PHÚ LẠ C TUY PHONG 46
1. TỔNG QUAN 46
1.1 ĐÁNHGIÁTIỀMNĂNGGIĨCỦAVIỆTNAM
Theo bản đồ gió báo cáo WIND ENERGY RESOURCE ATLAS OF
SOUTHEAST ASIA của WorldBank tháng 9/2001.
Công văn giao nhiệm vụ “Lập qui hoạch tiềm năng năng lượng gió để phát điện” của EVN số 350/CV-EVN-TĐ-KH ngày 04/02/2004.
Quyết định số 67/QĐ-EVN-TĐ ngày 24/3/2004 của EVN v/v phê duyệt đề cương khảo sát lập Quy họach năng lượng gió để phát điện tại các tỉnh duyên hải Việt Nam.
Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng TCVN 4088-97.
Các tài liệu qui hoạch sử dụng đất của các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng và Trà Vinh.
Tài liệu “Sri Lanka Wind Farm Analysis and Site Selection Assistance” và “Philippine Wind Farm Analysis and Site Selection Assistance” do Phịng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia - Mỹ (NREL) lập vào tháng 8/2003 và tháng 12/2001.
Kết quả khảo sát hiện trường của Công ty Tư Vấn Xây Dựng Điện 3. Tiến hành lắp đặt trụ đo gió
1.1.1 CHỌNVỊTRÍ ĐẶTCỘTĐO GIĨ
Để tiện cho việc tính tốn mơ phỏng tiềm năng gió cho tồn bộ khu vực duyên hải miền Nam sẽ tiếp tục thực hiện vào giai đoạn kế tiếp, đặt 4 cột đo gió tại vị trí như sau: Xã Phước Minh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, gần trụ sở UBND xã. Do tiềm năng gió ở tỉnh Ninh Thuận chủ yếu tập trung ở huyện Ninh Phước, nên sử dụng số liệu gió thu thập được tại vị trí này để tính tốn tiềm năng gió cho khu vực phía Nam tỉnh Ninh Thuận.
Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, gần trạm tiếp phát truyền hình huyện. Tỉnh Bình Thuận có vùng gió tiềm năng khá rộng, tuy nhiên Tuy Phong là khu vực có tiềm năng gió lớn nhất của tỉnh. Do đó, số liệu gió thu thập tại vị trí này được dùng để đánh giá tiềm năng gió khu vực phía Bắc của tỉnh Bình Thuận (huyện Tuy Phong).
Xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, gần nhà máy chè Cầu Đất. Tỉnh Lâm Đồng có vùng gió tiềm năng khá rộng. Tuy nhiên phần lớn các vùng này đều là rừng thơng, hoặc có địa hình hiểm trở, khó khăn trong việc xây dựng nhà máy điện gió. Khu vực xã Xuân Trường có các đồi trồng chè, có khả năng phát triển nhà máy điện gió ở khu vực này. Ngồi ra, vùng này cũng gần trung tâm vùng gió tiềm năng của tỉnh Lâm Đồng. Do đó, số liệu gió thu thập tại đây được dùng để đánh giá tiềm năng gió của khu vực lân cận phía Đơng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nói chung và khu vực xã Xuân Trường nói riêng.
47
Xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, cách bờ biển khoảng 200m. Số liệu gió thu thập tại vị trí này được dùng để đánh giá tiềm năng gió khu vực ven biển huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh và huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre.
1.1.2 THIẾT KẾ TRẠM ĐO GIĨ
Hình 4.1 Trụ đo gió cao 60m tại Bắc Bình Tuy Phong Bình thuận
Cảm biến vị trí 12m Cảm biến vị trí 40m
Cảm biến vị trí 60m
48
Cột đo gió được thiết kế cao 60m, gồm 10 đoạn bằng nhau (mỗi đoạn dài 6m), được liên kết với nhau bằng các bulơng . Tiết diện thân cột có hình dạng tam giác đều, cạnh 30cm. Trong mỗi đoạn cột, sử dụng ống thép mạ kẽm loại D60x4.5, D34x3.2 lần lượt làm thanh chính và thanh giằng. Cột được giữ đứng bằng hệ thống dây neo theo 3 hướng cách đều nhau (mỗi hướng gồm 7 sợi dây neo). Hệ thống móng cột bao gồm 4 móng: 1 móng cột và 3 móng neo đặt cách đều nhau và cách móng cột 30m. Trên cột lắp đặt các cảm biến để thu thập số liệu gió. Các cảm biến được đặt trên các xà ngang, cách thân trụ 1,5m. Cụ thể như sau:
Lắp 4 cảm biến đo tốc độ gió tại 3 độ cao: 60m (2 cảm biến), 40m và 12m (để đối chứng với số liệu gió của các trạm khí tượng thủy văn).
Lắp 2 cảm biến đo hướng gió tại 2 độ cao: 60m và 40m.
Lắp 1 cảm biến đo áp suất và 1 cảm biến đo nhiệt độ tại độ cao 15m.
Các thiết bị đo gió được chọn mua của hãng NRG Systems (Mỹ). Đây là loại thiết bị đo gió chuyên dùng trên thế giới để thu thập số liệu gió, nhằm đánh giá tiềm năng phát điện từ năng lượng gió của một vùng. Các thiết bị đo gió được nối với thiết bị thu thập dữ liệu đặt trong hộp sắt gắn trên cột, cách mặt đất 1m, bằng các sợi cáp tín hiệu. Thiết bị thu thập dữ liệu được cấp nguồn từ 2 viên pin 1,5V. Trong thiết bị thu thập dữ liệu có một thẻ nhớ để chứa dữ liệu thơ. Các dữ liệu trong các thẻ nhớ này được thu thập định kỳ từ 2 đến 3 tháng, bằng cách rút thẻ nhớ cũ, thay vào thẻ nhớ mới. Ngoài ra, tại mỗi cột đo gió đều có lắp đặt hệ thống thu sét và đèn báo hiệu đặt ở đỉnh cột.
1.2 CÁCVĂNBẢNPHÁPLÝ
Hiện nay, tại Việt Nam có một số chính sách liên quan đến việc phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo:
- Chiến lược năng lượng quốc gia : khẳng định ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo với mục tiêu tổng quát là: Đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. - Các giải pháp, chính sách phát triển nguồn NL mới và tái tạo bao gồm:
Tổ chức điều tra đánh giá tiềm năng nguồn năng lượng mới và tái tạo; xây dựng quy hoạch sử dụng năng lượng mới.
Các doanh nghiệp phát điện đến năm 2010 phải có 3%, năm 2020 có 5%, năm 2040 có 10% cơng suất nguồn sử dụng nguồn năng lượng và tái tạo...
Nhà nước khuyến khích việc khai thác, sử dụng năng lượng mới và tái tạo: hỗ trợ kinh phí cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới, tái tạo; miễn thuế nhập khẩu, thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị, công nghệ năng lượng mới và tái tạo.
- Kế hoạch hành động về năng lượng tái tạo (Renewable Energy Action Plan) do
Bộ Công nghiệp thực hiện năm 2001, nêu những chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở qui mô lớn.
- Luật Điện lực năm 2005: có chính sách đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các
49
nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện; Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
- Gần đây nhất là Quyết định 130/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày
02/08/2007 về một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Kèm theo THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số: 58/2008/TTLT-BTC- BTN&MT hướng dẫn thực hiện một số điều của quyết định này (trợ giá đối với sản
phẩm của Dự Án năng Lượng Sạch).
- Công văn số 4113/UBND-KT V/v chấp thuận cho khảo sát nghiên cứu đầu tư điện gió tại xã Phú Lạc huyện Tuy Phong.