7. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDHN cho học sinh THPT
1.5.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trong giáo dục hướng nghiệp tại các trường rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục STEM (STEM là
một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Hiệu quả GDHN phụ thuộc nhiều vào điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc của mỗi nhà trường, vì mục tiêu chủ yếu của HĐGDHN là mục tiêu về kĩ năng. Hoạt động chủ yếu của mỗi chương trình GDHN là hoạt động thực hành của HS. Do vậy, cần đảm bảo có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc cần thiết cho những nghề được tổ chức thực hiện tại các trường THPT.
Tiểu kết chƣơng 1
QLGDHN đã được nghiên cứu tại các nước Châu Âu, Châu Á. Trên cơ sở điểm riêng từng khu vực, mục tiêu, nội dung, định hướng GDHN quan điểm về tư vấn
hướng nghiệp, các hình thức tổ chức cung cấp dịch vụ, mục tiêu GDHN, phân luồng HS đối với HS cấp phổ thơng có những n t đặc thù.
Đề cập đến lý luận GDHN và quản lý GDHN đã chỉ ra các khái niệm về hướng nghiệp, GDHN, quản lý GDHN… một cách sâu sắc, kế thừa ý tưởng các nhà khoa học trong và ngoài nước để làm sáng tỏ các khái niệm, cơ sở lý luận về GDHN và quản lý GDHN gắn với thực tiễn sinh động về lĩnh vực GDHN.
Trong quản lý GDHN có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau có thể ở bản chất, mục tiêu, các yếu tố. Tuy nhiên, luận văn không theo cách tiếp cận riêng lẻ mà gắn kết thành thể thống nhất. Luận văn được trình bày theo chức năng quản lý GDHN tích hợp với các thành tố: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức GDHN…. đảm bảo tính khoa học, hiệu quả trong quản lý GDHN cấp trung học phổ thông hiện nay.
Quản lý GDHN là việc giáo dục ý thức chính trị và lý tưởng nghề nghiệp cho người lao động; HN gắn với việc học tập, làm chủ công nghệ mới; HN chuẩn bị con người năng động, thích ứng với thị trường.
Quản lý GDHN phải hướng đào tạo theo nhu cầu XH, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho XH thông qua các nhiệm vụ của GDHN cấp THPT, giúp học sinh THPT làm quen và tiếp xúc với nghề, tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Bản luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý trường học, nội dung QLHĐGDHN tại các trường THPT và một số khái niệm khác liên quan đến đề tài. Qua đó, chúng ta biết làm thế nào để bảo đảm hiệu quả QLHĐGDHN THPT hiện nay. Đặc biệt vấn đề thực trạng QLHĐGDHN tại các trường THPT Thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương sẽ được trình bày ở chương 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG