Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Trang 92 - 94)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non

3.2.7. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo

theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đảm bảo những điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động BDGV các trường mầm non, tạo điều kiện tốt nhất trong hồn cảnh cho phép để cơng tác BD đạt hiệu quả cao nhất, xác định nguồn lực để có được các điều kiện đó.

- Nhằm động viên, khuyến khích GV tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng tạo động lực để GV nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong việc tự bồi dưỡng, làm cho GV yên tâm, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt độ BDCM cho GV, hiệu trưởng cần chú ý đảm bảo những điều kiện hỗ trợ trong khả năng của đơn vị như điều kiện về nguồn lực con người; tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cơng tác bồi dưỡng; có chế độ chính sách thu hút GV, công tác thi đua khen thưởng, tạo bầu khơng khí thuận lợi trong đội ngũ GV để góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động BDCM cho GVMN.

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

a. Đảm bảo điều kiện về nguồn lực con người

- Hiệu trưởng nhà trường tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán: Lựa chọn những GV có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chun mơn giỏi, nhiệt

tình, năng động … tham gia đội ngũ GV cốt cán tại trường đề từ đội ngũ GV cốt cán theo quan điểm “vết dầu loang” để triển khai BD đến tất cả GV theo tiến độ. Do đó cần tạo cho họ những điều kiện thuận lợi về mọi mặt và có chế độ, chính sách đãi ngộ, động viên kịp thời đối với những GV tham gia GV cốt cán.

- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng đội ngũ báo cáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác BD. Để nâng chất lượng hoạt động BD cho GVMN cần lựa chọn đội ngũ báo cáo viên. Hiệu trưởng nhà trường chú trọng lựa chọn và xây dựng một mạng lưới cộng tác viên là các giảng viên, các nhà quản lý có trình độ, năng lực đang cơng tác tại các cơ sở GD hoặc cơ quan khác cùng tham gia bồi dưỡng.

b. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cơng tác bồi dưỡng

Để hoạt động BD cho GVMN đạt hiệu quả cần có cơ sở vật chất và kinh phí đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng. Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện một số công việc sau:

- Quan tâm xây dựng, củng cố và tổ chức sử dụng có hiệu quả các phịng học, phòng chức năng, các thiết bị dạy học.

- Tăng cường đầu tư các thiết bị nghe - nhìn, bảng tương tác thơng minh, đồ dùng dạy học, đảm bảo đủ phục vụ cho GV trong thực hiện công tác BD tại đơn vị.

- Đầu tư hệ thống máy tính có kết nối Internet, máy chiếu, các phần mềm ứng dụng để GV có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin và tổ chức khai thác thông tin từ Internet. Tăng số lượng sách báo, tài liệu chuyên đảm bảo đủ cho GV sử dụng. Tiến tới xây dựng thư viện điện tử của nhà trường.

- Xây dựng, duy trì trang Web của trường.

- Bố trí kinh phí từ các nguồn thu của trường để đảm bảo đủ kinh phí cho việc mời chuyên gia, báo cáo viên, tổ chức các buổi tham quan, học tập tại các đơn vị trường bạn.

c. Hồn thiện các chế độ chính sách, có chế độ động viên, khích lệ trong hoạt động BDGV, xây dựng môi trường hoạt động tốt cho GV

- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện đúng đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ hiện hành của nhà nước: Đối với đội ngũ GV về lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác. Thực hiện công bằng, công khai, dân chủ trong việc đánh giá, xếp loại BDGV. Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích GV có thành

tích trong BD; Thực hiện đúng văn bản hướng dẫn của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với GV.

- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng môi trường làm việc tốt: Để mỗi GV đều phấn khởi, nhiệt tình, có trách nhiệm, có sự say mê hứng thú trong công việc. Việc đánh giá thành tích gắn với việc khen thưởng, trả lương cơng bằng là rất quan trọng. Sẽ là khơng cơng bằng và làm nản lịng cho những GV làm việc có hiệu quả trong BD khi mà họ thấy những GV khác có thành tích kém hơn nhưng đều được ghi nhận như nhau.

- Công tác thi đua khen thưởng: Để đánh giá công lao, cống hiến của mỗi cá nhân, tập thể; để động viên, khuyến khích mọi thành viên, tập thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Trong nhà trường và tổ chuyên mơn, cơng tác thi đua phải được duy trì đều đặn, liên tục và phải xây dựng được các tiêu chí thi đua để mọi người phấn đấu.

- Có chính sách thu hút GV: Hiệu trưởng nhà trường tìm các nguồn vốn hợp pháp từ các hoạt động chuyên môn, từ các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh để tạo quỹ thu hút những GV khá giỏi, về nhận công tác ở trường. Những GV dạy giỏi được tạo điều kiện cử đi học, được bồi dưỡng nâng cao trình độ và được xem xét bổ nhiệm, đề bạt.

- Xây dựng bầu khơng khí thuận lợi trong tập thể đội ngũ GV: Hiệu trưởng cần phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội thường xuyên tổ chức những sinh hoạt tập thể, những chuyến tham quan, nghỉ mát, hội thảo, quan tâm đến những sinh hoạt tập thể, đến đời sống vật chất và tinh thần của từng GV.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)