Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu đặt ra đối với xây dựngvăn hóa nhà

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện bù đăng tỉnh bình phước (Trang 33 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu đặt ra đối với xây dựngvăn hóa nhà

1.3. Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu đặt ra đối với xây dựng văn hóa nhà trƣờng THPT nhà trƣờng THPT

1.3.1. Đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục trung học phổ thông

Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 29). Quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân ngƣời học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học” [1]. Nội dung Nghị quyết nêu rõ: “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng giáo dục tồn diện, chú trọng giáo dục lí tƣởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [1]. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng xác định nền giáo dục nƣớc nhà cần xây dựng một hệ thống giáo dục mở (một hệ thống linh hoạt, liên thơng giữa các yếu tố: nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức, thời gian, khơng gian, chủ thể giáo dục…của hệ thống và liên thông với mơi trƣờng bên ngồi hệ thống, tạo cơ hội cho mọi ngƣời đƣợc học tập và học tập suốt đời), hƣớng tới một xã hội học tập.

Yêu cầu đối với chƣơng trình giáo dục phổ thơng là phải hƣớng tới các năng lực chung và các năng lực đặc thù liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục, môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Nội dung chƣơng trình phải đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hồn chỉnh, linh hoạt, liên thông thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hóa hợp lý. Đổi mới nội dung theo hƣớng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng cƣờng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ hình thức học chủ yếu lên lớp theo bài sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học” [1]. Để khắc phục lối truyền thụ một chiều và ghi nhớ máy móc cần phải đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các nhà trƣờng. Cần phải đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo. Trong điều kiện cho phép, nhà trƣờng có thể chuyển hình thức tổ chức giáo dục từ chủ yếu là dạy học trên lớp sang những hình thức dạy học khác; cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn để đảm bảo hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, vừa đảm bảo chất lƣợng giáo dục chung, vừa phát triển tiềm năng cá nhân ngƣời học.

Đối với kiểm tra đánh giá và phƣơng tiện dạy học, Nghị quyết 29 nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan” [1]. Đổi mới đánh giá theo hƣớng coi trọng phát triển năng lực ngƣời học, theo các quan điểm đánh giá tiên tiến trên thế giới. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học, đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trƣờng và đánh giá của gia đình và xã hội. Tăng cƣờng hiệu quả của các phƣơng tiện dạy học để hỗ trợ đổi mới việc lựa chọn và thiết kế nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện cho học sinh đƣợc học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế học tập suốt đời cho học sinh.

1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với xây dựng văn hóa nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Trên cơ sở nội dung đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 và những thay đổi của xã hội đòi hỏi mỗi nhà trƣờng phải thay đổi để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Trong đó, cơng tác xây dựng văn hóa ở mỗi nhà trƣờng là một trong những yêu cầu mang tính cấp bách.

Yêu cầu trƣớc hết trong xây dựng VHNT đó là, cần phải xây dựng hệ giá trị văn hóa chuẩn mực, phù hợp và xác định đầy đủ nét đặc trƣng của nhà trƣờng. Xây dựng

VHNT cần phải xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong nhà trƣờng dân chủ và hài hòa (quan hệ thầy – trò, trò – trò và quan hệ thầy – thầy). Xây dựng, phát triển văn hóa học tập, văn hóa giảng dạy, văn hóa quản lý phải lấy định hƣớng dân chủ hóa làm kim chỉ nam để đảm bảo xây dựng một VHNT ổn định và công bằng. Xây dựng và phát triển VHNT cần hƣớng đến việc bảo lƣu, gìn giữ các hệ giá trị văn hóa tích cực, đồng thời hình thành những giá trị văn hóa tích cực, hiện đại và phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trƣờng.

Trong quá trình xây dựng VHNT cần phải tiến hành song song với các nhiệm vụ hoạt động của nhà trƣờng và cần đƣợc tiến hành đồng bộ và thƣờng xuyên trong nhà trƣờng. Bởi vì, VHNT tồn tại ở tất cả các thành tố và hoạt động trong nhà trƣờng, nó có sức ảnh hƣởng lớn lên tất cả các vấn đề trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT huyện bù đăng tỉnh bình phước (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)