Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học theo hướng phát triển phẩm chất,

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 38)

7 .Phương pháp nghiên cứu

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học theo hướng phát triển phẩm chất,

năng lực học sinhtại trường Tiểu học

KTĐG hoạt động dạy học tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho HS là quá trình thu nhận và xử lý thơng tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp học sinh học tập tiến bộ.

KTĐG kết quả của HS theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho HS đòi hỏi GV phải biết cách tạo tình huống, tạo mơi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi HS đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản biện… nhờ đó tích cực hóa HS, ni dưỡng hứng thú, tăng thêm lòng tự tin của các em.

Chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như a, năng lực sáng tạo, năng lực suy ngẫm, tự QL phát triển bản thân, năng lực siêu nhận thức (nghĩ về cách suy nghĩ).

Chuyển từ đánh giá một chiều (GV đánh giá), sang đánh giá đa chiều (không chỉ GV đánh giá mà HS cùng tham gia đánh giá - tự đánh giá).

QL việc KTĐG kết quả học tập của HS giúp cho Hiệu trưởng có những thơng tin, làm cơ sở cho việc cải tiến mọi mặt hoạt động của GD từ phát triển chương trình, biên soạn SGK đến đào tạo, bồi dưỡng GV, xây dựng CSVC, quản lý tốt HĐDH.

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh sát với mục đích yêu cầu của từng môn học, từng hoạt động, trong từng thời điểm. Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.

Kiểm tra hoạt động dạy học của GV đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức dạy học. Đồng thời Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến dạy học … để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

- Quán triệt nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá tới từng GV.

- Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng GV, giúp họ làm tốt công tác chuyên môn, đồng thời xây được khơng khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ.

- Quản lý việc kiểm tra của GV đối với HS và kết quả giảng dạy của GV, tránh kiểm tra qua loa, hình thức, khơng đưa ra hệ thống tiêu chuẩn để trên cơ sở ấy đánh giá.

kiểm tra học sinh, kiểm tra những yêu cầu cần phải có đối với mỗi học sinh, kiểm tra tinh thần thái độ học tập trên lớp để kịp thời uốn nắn, kiểm tra thực hiện nội quy nhà trường, thực hiện cuộc vận động “Hai không” của ngành giáo dục, kiểm tra học sinh về tinh thần trong thái độ học tập ở nhà, kiểm tra phải gắn liền với khen thưởng động viên khuyến khích và phê bình uốn nắn học sinh kịp thời.

Kiểm tra việc dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới cần lưu ý:

Chỉ đạo GV bám sát Thông tư 27/2020 của BGD&ĐT về quy định kiểm tra đánh giá HS tiểu học.

Hướng dẫn GV sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức đánh giá HS tiểu học đa dạng như phương pháp vấn đáp, hỏi - đáp, trắc nghiệm,…

Nhà trường và các tổ nhóm chun mơn cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sao cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của từng môn học, các hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Tuyệt đối không thực hiện việc kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, những câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức của chương trình học hiện hành.

Tiến hành việc đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau như đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên ở trên lớp.

Tổ chức thực hiện dạy học dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới hiệu trưởng cần lưu ý:

Phân bổ lực lượng dạy học phù hợp đó là sắp xếp đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm dạy tiểu học.

Ưu tiên sắp xếp CSVC, thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại, trực quan cho HS tiểu học.

Huy động, phối hợp lực lượng giáo dục như chính quyền, gia đình để tham gia vào dạy học tiểu học như phối hợp phụ huynh nhắc nhở con em học. Phối hợp với chính quyền trong tuyển sinh đối với HS vào tiểu học.

Huy động chuyên gia, nhà giáo dục có kinh nghiệm, tổ trưởng chun mơn để tham gia vào HĐDH.

Tiểu kết Chương 1

HS Tiểu học, các em đang ở giai đoạn tiếp thu và nhận biết xung quanh. Do đó, các em rất cần mở rộng các mối quan hệ giao tiếp để thỏa mãn nhu cầu trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Ở chương 1 tác giả luận văn đã trình bày các khái niệm và khái qt hóa lí luận về hoạt động và quản lí hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học. Tác giả đã hình thành khung lý thuyết đảm bào cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lí hoạt

động dạy học ở tiểu học tại trường tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS cho HS tiểu học, đảm bảo một cơ sở lí luận khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở các trường Tiểu học tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰCỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI

THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm khảo sát làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực tại các trường tiểu học thành phố Hội An, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực tại các trường tiểu học thành phố Hội An hiệu quả.

Cùng với cơ sở lý luận trình bày trong Chương 1, những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực tại các trường tiểu học thành phố Hội An.

2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Số liệu được thể hiện trong bảng sau:

STT Các trường tiểu học Hiệu trưởng, Hiệu phó Tổ trưởng chun mơn Giáo viên 01 Tiểu học Bùi Chát 2 1 14 02 Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 2 1 13 03 Tiểu học Cẩm An 2 1 14 04 Tiểu học Cẩm Phô 2 1 15 05 Tiểu học Cẩm Thanh 2 1 14 06 Tiểu học Đỗ Trọng Hường 2 1 14 07 Tiểu học Lê Độ 2 1 14 08 Tiểu học Lý Tự Trọng 2 1 13

09 Tiểu học Lương Thế Vinh 2 1 15

TỔNG 153

2.1.3. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát 2 nội dung trọng tâm sau:

• Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực tại các trường Tiểu học thành phố Hội An

• Quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất tại các trường Tiểu học thành phố Hội An

2.1.4. Phương pháp khảo sát.

hướng phát triển phẩm chất, năng lực tại các trường Tiểu học thành phố Hội An; quản lý dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực tại các trường Tiểu học thành phố Hội An.

Để khảo sát thực trạng quản lý dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực tại các trường Tiểu học thành phố Hội An tại các trường TH, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV các trường Tiểu học thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (Mẫu phiếu tại Phụ lục).

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:

Chuẩn cho điểm:

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Khơng cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Kém Trung bình Khá Tốt

Cách đánh giá:

Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán học thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:

Chuẩn đánh giá (theo điểm):

Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:

- Mức 4: Tốt (Rất ảnh hưởng; Rất cần thiết; Tốt): 3, 20 X 4,00.

- Mức 3: Khá (Ảnh hưởng; Cần thiết; Khá ): 2,50 X 3,19.

- Mức 2: Trung bình (Phân vân; Trung bình): 2,00 X 2, 49.

- Mức 1: Yếu, kém (Không ảnh hưởng; Không cần thiết; Yếu): 1,00 X 1,99.

Ý nghĩa sử dụng X:

Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, khơng có cùng quy mơ.

Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n = = . X: Điểm trung bình.

Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.

2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục và đào tạocác trường tiểu học tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hội An

Giới thiệu: Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên

61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đơng, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đơng Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đơng Bắc.

Về điều kiện tự nhiên: Phần đất liền của thành phố có diện tích 46,22 km²

(chiếm 74,9% tổng diện tích tự nhiên tồn thành phố), có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy là phía Nam giáp huyện Duy Xun với ranh giới chung là sơng Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đơng giáp biển với bờ biển dài 7 km. Hạt nhân trung tâm đô thị Hội An là các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phơ; trong đó có Khu phố cổ rộng chừng 5 km² đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 04/12/1999).

Hội An còn nằm trong chuỗi đô thị ven biển dài hơn 500 km vùng duyên hải miền Trung, là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng. Khu vực lân cận Hội An đã và đang hình thành các khu kinh tế, khu cảng phi thuế quan, các khu đô thị mới với quy mơ lớn. Phía Bắc có khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cơ gắn liền với Di sản văn hóa thế giới kinh thành Huế, thành phố Đà Nẵng đang được đơ thị hóa nhanh và đóng vai trị động lực của khu vực. Phía Nam có cảng Kỳ Hà, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất. Các khu kinh tế và đơ thị này đều có cảng nước sâu, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng khơng thuận lợi.

Với vị trí địa lý và quan hệ liên vùng, thành phố Hội An là trọng tâm của cụm động lực phía Bắc vùng Đơng của tỉnh Quảng Nam, có quan hệ mật thiết với thành phố Đà Nẵng- vừa là đô thị lớn nhất Miền Trung, vừa là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước; là điểm đầu tuyến của hành lang Bắc trong chiến lược kết nối phát triển Vùng Đông- Vùng Tây tỉnh Quảng Nam, cùng với Đà Nẵng kết nối Đông Tây theo trục Quốc lộ 14B qua cửa khẩu Nam Giang của hành lang kinh tế EWEC2 và vùng kinh tế Tây Nguyên theo đường Hồ Chí Minh. Về đối nội, Hội An nằm trong Cụm động lực phát triển số 1 của Quảng Nam, là vùng giao thoa giữa Hành lang phát triển Bắc Quảng Nam (kết nối Vùng Đông Quảng Nam với các huyện Tây Bắc (Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang) tương đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu) với Vệt ven biển Quảng Nam.

Về hành chính: Thành phố Hội An có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc,

bao gồm 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo Cù lao Chàm).

Dân cư và kinh tế: Hội An trở thành thành phố vào tháng 1 năm 2008 trên cơ sở

tồn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hội An, với 6.148 ha, 122.000 nhân khẩu.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hội An đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Time Hoi An, khu đô thị New Hoi An City, khu đô thị Trảng Kèo...

Theo thống kê năm 2019, thành phố Hội An có diện tích là 61,48 km² và có dân số là 98.599 người: trong đó dân số thành thị là 72.898 người chiếm 75%, dân số nông thôn là 25.701 người chiếm 26%, mật độ dân số đạt 1.604 người/km².

Hội An là đô thị lớn thứ hai của Quảng Nam. Tỷ lệ đơ thị hố của Hội An đã đạt khoảng 75%.

2.2.2. Thực trạng tình hình giáo dục và đào tạo ở các trường Tiểu học tại thành phố Hội An thành phố Hội An

Hệ thống các trường tiểu học

Bảng 2.1. Hệ thống trường tiểu học thành phố Hội An giai đoạn 2018 - 2020

Số trường

Số lớp Số học sinh

2018 - 2019 2019 - 2020 2018 - 2019 2019 - 2020

14 457 473 15.538 18 957

(Số liệu cập nhật ngày 30/01/2020 từ PGD&ĐT thành phố Hội An).

Nhìn chung mạng lưới trường, lớp được sắp xếp hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. HS hồn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ huy động 100%, tỷ lệ hiệu quả 95,7 %.

* Đội ngũ GV và CBQL các trường Tiểu học

Bảng 2.2. Tình hình chung về đội ngũ cán bộ quản ls các trường Tiểu học thành phố Hội An

TT Thành phần T.Số Trình độ đào tạo

Thạc sĩ % ĐH % CĐ %

1 CBQL 28 6 25 22 75 0 0

(Số liệu cập nhật ngày 30/ 01/ 2020 từ bộ phận tổ chức cán bộ PGD&ĐT thành phố Hội An).

Bảng 2.3. Tình hình chung về đội ngũ GV Tiểu học thành phố Hội An Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 365 100 332 100 334 100 Nữ 298 81.64 302 90.96 283 84.73 Dưới 31 72 19.72 27 8.13 17 5.08 Từ 31 - 40 209 57.26 200 60.24 164 49.1 Từ 41 - 50 61 16.71 84 25.3 132 39.52 Từ 51 - 60 23 6.3 21 6.32 21 6.28 Trên 60 0 0 0 0 0 0

(Số liệu cập nhật ngày 30/ 01/ 2020 từ bộ phận tổ chức cán bộ PGD&ĐT thành phố Hội An).

- Về giới tính: Tỷ lệ giáo viên là nữ hiện tại chiếm khoảng 85% trong tổng số giáo viên của các trường Trường Tiểu học, điều này cũng cho thấy giáo viên nam trong các nhà trường chiếm tỷ lệ thấp, ngày càng giảm theo ngành sư phạm.

- Về độ tuổi: Tỷ lệ giáo viên trong độ tuổi dưới 31 chiếm tỷ lệ thấp. Trung bình

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)