Quản lý công tác phối hợpgiữa nhà trường,gia đìnhvà xã hội

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 27)

6 .Phương pháp nghiên cứu

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Một số khái niệm chính của đề tài

1.2.3. Quản lý công tác phối hợpgiữa nhà trường,gia đìnhvà xã hội

1.2.3.1. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GD cho học sinh[37]

Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong GD cho học sinh là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ nhau giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành động trong cơng tác GD cho học sinh, trong đó nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp và có ký kết giao ước thực hiện mục tiêu, nội dung GD và xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và xã hội khi tham gia các hoạt động GD cho học sinh trong và ngoài nhà trường theo một kế hoạch đã được thống nhất.

Phối hợp là một khái niệm có tính chất liên minh các lực lượng tham gia hoạt động: trước hết thể hiện cùng nhau, gắn kết với nhau, khơng rời nhau và diễn ra trong cả q trình.

Nguyên tắc phối hợp trong hoạt động GD cho học sinh thể hiện sự thống nhất từ nhận thức đến hành động giữa các thành viên tham gia phối hợp, phối hợp thể hiện sự ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau về mục tiêu, về quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm và sát cánh bên nhau trong mọi hồn cảnh dù khó khăn hay thuận lợi. Liên kết địi hỏi tính tự giác, tự nguyện, sự nỗ lực vượt khó với nhận thức sâu sắc mục tiêu chung phải đạt được, đôi khi phải tạm gác quyền lợi cá nhân hay lợi ích bộ phận.

Nguyên tắc phối hợp trong việc GD cho học sinh là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vơ hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm

trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp. Sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

1.2.3.2. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)