6 .Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Đặc điểm về tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
2.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Huyện Tây Giang nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 190 km. Phía Đơng giáp huyện Đơng Giang; phía Tây giáp nước CHDCND Lào; phía Nam giáp huyện Nam Giang; phía Bắc giáp các huyện A Lưới và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có diện tích 904,70 km², dân số năm 2018 là 16.050 người, mật độ dân số đạt 18 người/km2. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Cơ tu (chiếm 95%); tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 60% vào năm 2018. Dân cư huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu.
Địa hình huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam núi cao, hiểm trở, bao gồm 80% diện tích bị chia cắt bởi núi rừng và nhiều hệ thống sơng, suối dày đặc. Nhìn tổng thể, địa hình huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thoai thoải từ Tây sang Đơng, có một số đỉnh núi cao như đỉnh Quế cao 1.369m so với mực nước biển, đỉnh Adông cao 1.025m, đỉnh Tóoc cao 983m,… là những trở ngại lớn để phát triển kinh tế - xã hội và các lợi thế khác của địa phương.
Tây Giang có hệ thống sơng Bung khởi nguồn từ biên giới Việt Lào ở huyện Tây Giang là một phụ lưu của sông Vu Gia và sơng AVương bắt ng̀n từ núi Arung có độ cao 2.005 mét so mặt nước biển, thuộc xã Tr’hy trên đỉnh phân thủy biên giới Việt - Lào, sông chảy theo hướng từ Tây nam sang hướng Đông bắc qua xã Lăng, rồi đến Atiêng đổ về địa phận xã Bhalêê. Sông, suối ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tương đối dày đặc, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, là ng̀n nước chính phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và là điều kiện thuận lợi để xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện.Hệ thống suối, hố, đập chứa nước, ao hồ ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cũng rất nhiều như: Suối R’Cung, Suối R bươp., suối Tr’lêê, thác Nal, thác R’cung, thác Agrầng, thác suối dựng đứng Ra-ai đổ từ đỉnh A Rùng.
Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa thuộc Đơng Trường Sơn, nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 220C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 100C-150C, lúc cao nhất là 380C và thấp nhất là khoảng 100C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.650mm đến 2.750mm; có 02
mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 02 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau, lượng mưa ít nhất thường xảy ra vào tháng 6, tháng 7 và mưa nhiều nhất thường tập trung vào các tháng 9 đến 11 hàng năm. Độ ẩm trung bình từ 83 đến 93%, diễn ra từ tháng 9 hàng năm, qua tháng 2 năm sau và vào mùa ẩm thấp. Lượng bốc hơi bình quân hằng năm 90mm, cao nhất vào tháng 6,7,8 có khi lên đến 120-125mm. Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 72 về chia tách huyện Hiên thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang. Những ngày đầu mới thành lập, Đảng bộ, chính quyền và đờng bào các dân tộc huyện Tây Giang gặp vơ vàn khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Tây Giang được biết đến như huyện khơng có đường giao thơng, khơng có điện thắp sáng, khơng có chợ, vào mùa mưa nhiều xã ở vùng cao bị cô lập. Sau 15 năm phát triển, huyện Tây Giang là địa phương miền núi đi đầu của tỉnh Quảng Nam về sắp xếp lại các khu dân cư gắn với quy hoạch phát triển vùng sản xuất, chăn nuôi. Hiện nay, huyện Tây Giang , tỉnh Quảng Nam đã có hệ thống giao thơng thảm nhựa, bê tơng về đến tận 10 xã và các bản làng với tổng chiều dài toàn tuyến là 392 km. Điện lưới cũng được kéo về các xã, mang ánh sáng văn minh và tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế - xã hội. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tăng từ 1,4 triệu đồng/người/năm khi mới tái lập lên 20 triệu đờng/người/năm hiện nay. Ngồi ra, mạng lưới cơ sở y tế, trường học của huyện cũng dần được đầu tư hoàn thiện. Trung tâm Y tế huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đà Nẵng, khơng chỉ chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương mà cịn cho người dân nước bạn Lào ở phía bên kia biên giới.[1]
Bên cạnh những kết quả về phát triển kinh tế, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chú trọng công tác bảo tờn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đờng bào Cơ tu; xóa bỏ nhiều hủ tục lạc hậu như khơng cịn cưới gả con nhỏ địi của, khơng lấy nhau cận huyết thống, không đâm trâu, bị trong các lễ hội… Đờng thời, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam còn là địa phương vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn những cánh rừng nguyên sinh trên dãy Trường Sơn, trong đó có 1.387 cây được cơng nhận cây di sản quốc gia.Huyện tập trung đầu tư phát triển trồng cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, trờng cây dược liệu, nông nghiệp sạch, dịch vụ du lịch khám phá, phát triển chăn nuôi tập trung để xây dựng huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trở thành huyện phát triển nhanh và bền vững nơi vùng biên cương Tổ quốc.[1]
Tổng sản phẩm bình quân của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hàng năm 7,3%/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm là 4.039,48 tấn/5.327 tấn, đạt 75,83%; tổng đàn gia súc bình quân hàng năm là 9.976 con/13.000 con, đạt 76,74%. 02/10 xã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (xã Anông đã đạt năm 2014), đạt 20%. 62 thơn/63 thơn có đường ơ tơ đi lại vào mùa nắng (trừ
thôn Aur, xã Avương), đạt 98,41%; 100% đường đến xã được cứng hóa; 94 điểm/63 thơn có mặt bằng dân cư ổn định; 5.018 hộ/5.075 hộ dân (98,93%) sử dụng điện sinh hoạt ổn định, trong đó, sử dụng điện lưới quốc gia 4.442 hộ, chiếm 87,58%, sủ dụng điện khác 576 hộ, chiếm 11,35%[1].
Thương mại - dịch vụ của Huyện có bước phát triển mới, giá trị tăng bình qn 5,24%/năm. Cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có bước phát triển; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tiếp tục đầu tư, khơi phục, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn; thực hiện tốt các chương trình khún cơng, tích cực hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống và hồn thành hờ sơ pháp lý 02 cụm công nghiệp tại địa bàn 02 xã: Atiêng, Bhalêê, với tổng diện tích quy hoạch 8,0 ha để kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.[1]
Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã giải quyết việc làm cho 1.027 lao động/1.000 lao động qua đào tạo, đạt 102,7%; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 2,14%, đạt 35,67%, tỷ lệ hộ nghèo đến nay cịn 38,07%. Thu nhập bình qn đầu người đạt 23,69 triệu đờng/21 triệu đờng/người/năm, đạt 112,81%. Tỷ suất sinh thơ tăng bình qn 0,78%/năm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 14,6%; 06/10 Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, đạt 60%. Huyện có 02/10 xã được cơng nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 20%.[1]
2.1.2. Về môi trường giáo dục huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có 10 xã, trong đó có 6 xã là biên giới, địa hình rất phức tạp, dân cư thưa thớt, khó khăn trong việc đi lại, điểm xuất phát kinh tế thấp, trình độ dân trí chưa cao, phong tục tập qn lạc hậu cịn tờn tại nên rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là công tác giáo dục. Dân cư ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đối tượng học sinh là người Cơtu, nghèo khó, quanh năm sống chung với núi rừng, khả năng tiếp thu thấp. Bên cạnh đó, các em học tại bản, làng, trường, lớp, cơ sở vật chất quá đơn sơ, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của huyện.[3]
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng trong việc phát triển giáo dục miền núi, Đảng bộ và nhân dân huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cố gắng tập trung vào nâng chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng được đầu tư, xố dần các phịng học tranh tre nứa lá và thay vào đó bằng các phòng chức năng, phòng học kiên cố. Đội ngũ giáo viên được quan tâm hơn, từ chỗ thiếu cán bộ, giáo viên tại một số bậc học thì đến nay đội ngũ giáo viên tương đối đầy đủ và đạt chuẩn khá cao. Nhân dân trong Huyện hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục. Đặc biệt là trong những năm gần đây, các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương luôn cùng với bà con nhân
dân động viên, vận động con em ra lớp học tập, hạn chế tối đa tình trạng HS bỏ học. Bên cạnh phát triển về số lượng học sinh ở các cấp học, bậc học thì chất lượng giáo dục cũng có bước phát triển đáng kể. [3]
Huyện Tây Giang, tỉnh Tây Giang đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đối với gia đình và quần chúng nhân dân để họ thấy được ích lợi của việc học tập, hiểu rõ hơn về chủ trương giúp đỡ HS có học lực chưa tốt, hồn cảnh khó khăn và có biện pháp vận động, giúp đỡ đối với các gia đình có con em bỏ học. Cùng với những chuyển biến về kinh tế - xã hội và thực tiễn các chủ trương đổi mới về GD & ĐT, số lượng HS THhuyện Tây Giang, tỉnh Tây Giang từng bước ổn định và tăng lên nhanh chóng. Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý và phát triển đa dạng. Qui mơ GD & ĐT nói chung và trường TH nói riêng tiếp tục được mở rộng và phát triển một cách đa dạng, phong phú, số lượng HS ra lớp đều tăng theo hàng năm, chất lượng giáo dục dần được nâng lên.
Đến nay quy mô mạng lưới trường, lớp ở các bậc học, cấp học của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phát triển đồng bộ, ổn định, phù hợp với hệ thống GD quốc dân, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi cho HS. Năm học 2019 - 2020, tồn huyện có 23 trường, trong đó có 7 trường MN, MG ni dạy 1429 cháu; 10 trường TH với tổng số 1985 học sinh; 03 trường PTDTBT THCS và 01 Trường PTDT Nội trúvới tổng số 1445 học sinh. Trong những năm qua là tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường những năm qua đạt khá cao, số trẻ 5 tuổi vào lớp MG đạt 100%/năm so với trẻ trong độ tuổi; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 hàng năm đảm bảo 100%; số trẻ trong độ tuổi phải hồn thành chương trình TH đạt 100%. Hàng năm, UBND tỉnh kiểm tra và công nhận huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đạt chuẩn về phổ cập GD MN cho trẻ 5 tuổi, phổ cập GD TH mức độ 3, phổ cập GD THCS mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 1.[3]
Về đội ngũ GV, CBQL GD được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; Biên chế viên chức sự nghiệp trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện: 515 người(CBQL: 54 người; tổng số 358 giáo viên: Mầm non: 92; Tiểu học: 174; THCS 92; Nhân viên: 103 người).Tỷ lệ bố trí GV trên lớp: MN đạt 02 GV/lớp; TH đạt 1,55 GV/lớp; THCS là 2,05 GV/lớp. GV đạt chuẩn có tỷ lệ cao, trong đó: MN đạt trình độ chuẩn 100% (trên chuẩn 73,9%), TH đạt 99,17% (trên chuẩn 83,3%), THCS là 99,33% (trên chuẩn 88%).[3]
Điểm nổi bật trong phát triển giáo dục của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong những năm qua là tập trung thành lập, chuyển đổi loại hình các trường Tiểu học, Trung học cơ sở thành trường chuyên biệt, tạo cơ sở pháp lí để các cấp đầu tư phát triển cơ sở vật chất, chế độ học tập con em vùng khó khăn và giảm số lượng lớp ghép. Tồn huyện có 12 trường nội trú, bán trú cho học sinh ăn, ở ổn định, chất lượng học tập của học sinh ngày được cải thiện ở các cấp học, bậc học. Đặc biệt công tác
phổ cập của Huyện được quan tâm, trong đónăm 1997 hồn thành phổ cập chống mù chữ; năm 2006 hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; năm 2008 hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; năm 2014 hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non 5 tuổi và đến nay vẫn được duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức 3,phổ cập THCS đạt mức 2. [3]
Công tác kiểm định chất lượng GD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ln được quan tâm, Phịng GD&ĐT tham mưu chính quyền địa phương ban hành kế hoạch, đề án phát triển giáo dục trong đó tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến nay, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam kiểm tra và công nhận 07 trường đạt kiểm định chất lượng GD (MN: 02 trường đạt cấp độ 2, THCS: 01 trường đạt cấp độ 2, TH: 4 trong đó: 03 trường đạt cấp độ 2, 01 trường đạt cấp độ 3) và có 07 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia: Trường Mầm non Atiêng, Trường Tiểu học xã Lăng, Trường Tiểu học Anông, Trường PTDTBT Tiểu học Axan và Trường Tiểu học Atiêng,Trường Mầm non Xã Lăng và Nối trú huyện đạt tỷ lệ 33,3%.[3]
2.2. Quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu của khảo sát
- Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Tìm hiểu tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam do luận văn đề xuất.
2.2.2. Đối tượng và số lượng của khảo sát
Đề tài khảo sát ý kiến của 40 CBQL và 80 GV, 80 các lực lượng xã hội và 80 CMHS của 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, bao gồm:
- Trường Tiểu học xã A Tiêng; - Trường Tiểu học xã Lăng; - Trường Tiểu học xã A Nông;
- Trường PTDTBT Tiểu học xã A Xan; - Trường PTDTBTTiểu học xã A Vương; - Trường PTDTBTTiểu học xã Bhalêê; - Trường PTDTBTTiểu học xã Dang; - Trường PTDTBT Tiểu học xã Tr. Hy; - Trường PTDTBT Tiểu học xã Gary; - Trường PTDTBT Tiểu học xã Ch’um.
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng quản lý cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam do luận văn đề xuất.
2.2.4. Tổ chức khảo sát
- Số phiếu trưng cầu ý kiến phát ra: 280 phiếu. - Số phiếu trưng cầu ý kiến thu vào: 280 phiếu.
Bảng 2.1. Số lượng mẫu khảo sát thực trạng
TT Trường CBQL Giáo Viên Cha mẹ HS HS Các LLXH
1 Trường Tiểu học ATiêng 4 8 8 8
2 Trường Tiểu học xã Lăng 4 8 8 8
3 Trường Tiểu học ANông 4 8 8 8
4 Trường Tiểu học A xan 4 8 8 8
5 Trường PTDTBT. Tiểu học xã AVương 4 8 8 8
6 Trường PTDTBT. Tiểu học xã Bhalêê 4 8 8 8
7 Trường PTDTBT. Tiểu học xã Dang 4 8 8 8
8 Trường PTDTBT. Tiểu học xã Gari 4 8 8 8
9 Trường PTDTBT. Tiểu học xã tr’hy 4 8 8 8
10 Trường PTDTBT. Tiểu học ch’Um 4 8 8 8
Tổng cộng 40 80 80 80
2.2.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm, CMHS và các lực lượng xã hội của 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra, khảo sát.
2.3. Thực trạng cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam