Đánh giá công tác phối hợpgiữa nhà trường,gia đìnhvà xã hội tại cáctrường

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM (Trang 53 - 54)

6 .Phương pháp nghiên cứu

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng công tác phối hợpgiữa nhà trường,gia đìnhvà xã hội tại cáctrường tiểu

2.3.4. Đánh giá công tác phối hợpgiữa nhà trường,gia đìnhvà xã hội tại cáctrường

trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nhằm tìm hiểu thực trạng đánh giá cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 40 CBQL và 80 GV, 80 CMHS, 80 LLXH của 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7 Đánh giá cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Mức độ đánh giá Ý kiến đánh giá CBQL, GV CMHS, LLXH Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Rất thường xuyên 24 20,0% 28 17,5% 2 Khá thường xuyên 34 28,75% 36 22,5% 3 Ít thường xuyên 44 36,25% 54 33,75%

4 Không thường xuyên 18 15,0% 42 26,25%

Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy mức độ đánh giá từ rất thường xuyên trở trên chỉ chiếm 37,5% ý kiến của CBQL, GV và 40% ý kiến của CMHS, LLXH. Điều đáng lưu ý là có đến 15% ý kiến của CBQL, GV và 26,25% ý kiến của CMHS, LLXH

đánh giá cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở mức độ yếu. Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV, CMHS, LLXH về cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội của các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trên thực tế. Có nhiều nguyên nhân của hạn chế trong cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, trong đó xuất phát từ phía nhà trường, gia đình và xã hội.

Trước tiên, đời sống dân trí thấp, trình độ nhận thức của nhân dân chưa cao. Điều này thể hiện ở chỗ bản thân CMHS chưa quan tâm vấn đề học tập của con em mình, cho con đi học theo định hướng của xã hội, của GV, của nhà trường. Vai trò của CMHS đối với con cái trong gia đình chưa cao. Bản thân HS chưa có ý thức, động cơ, mục đích học tập đúng đắn bởi vì hầu hết CMHS khơng có học hoặc ít học nên ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em. Đa phần HS đi học nhưng không xác định rõ mục đích hay đúng hơn là các em “bị” đến trường. Điều kiện kinh tế xã hội ở vùng núi chưa phát triển, HS không nhận thức được sẽ làm công việc hay học tiếp sau khi học hết mỗi bậc học.

Các ban ngành, đoàn thể ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác giáo dục địa phương. Tình trạng con em cán bộ viên chức học tập chưa tốt, đi học khơng chun cần vẫn cịn xảy ra, bỏ học khơng có lý do, chưa có biện pháp chế tài chính đáng. Cơng tác phối hợp đơi khi chưa kịp thời, chưa khoa học, hầu như khoán trắng cho nhà trường.Đa phần người dân còn nặng về những tập quán, hủ tục lạc hậu, cổ hủ. Học cũng chẳng làm gì, học cũng bắt vợ, bắt chờng, sinh con theo quy luật: tái sản xuất sức lao động tại chỗ.

Bản thân GV chưa hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trong quá trình giáo dục. Một số GV tuy có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng hạn chế năng lực công tác thiếu sáng tạo, thiếu đổi mới nên cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Cơng tác chỉ đạo của các cấp về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa đi sâu vào thực tế, chưa có giải pháp cụ thể, rõ ràng. Cơng tác kiểm tra, đánh giá cơng tác phối hợp giữa gia đình và xã hội ủa nhà trường, gia đình, địa phương một phần cũng ảnh hưởng đến chất lượng phối hợp.

2.4. Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)