Đạo đức, giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu UẢN LÍ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 25 - 28)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm chính

1.2.3. Đạo đức, giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Đạo đức là một từ Hán – Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Đó là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những cơng trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức

phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất cơng của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình.

Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đơi lúc cịn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngồi phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích.

Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngồi bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngồi. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng.

Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Theo Lênin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn... "khơng ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Theo Enghen). Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn.

Ngay trong xã hội ngun thuỷ đã có những hình thức đơn giản của sự tương trợ và khơng cịn tục ăn thịt người. Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi.

Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách. "Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn quên đi sự đối lập giai cấp". Đó là

trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa (Theo Enghen).

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hồn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là tuyệt đối hố mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, nhưng có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Đạo đức là một trong những phạm trù cơ bản của lý luận giáo dục là nội dung quan trọng trong rèn luyện, phát triển nhân cách của mỗi người Việt Nam. Đạo đức của người Việt Nam rất giản dị, tự nhiên, trong sáng đã trở thành một nhân tố không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, là một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá, xem xét về phẩm chất nhân cách của mỗi người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“ Khi ngủ ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy chia ra kẻ dữ hiền. Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên.’’

Điều đó cho ta thấy vai trò của giáo dục là rất quan trọng đối với việc hình thành nên đạo đức, nhân cách của một con người. Cơng tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho HS nói riêng là một việc làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nó giúp cho các em HS chủ động hơn trong cuộc sống, hình thành những suy nghĩ đúng đắn, những đức tính cần có, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên… ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Giáo dục đạo đức là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong tồn bộ q trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt là với HS, thanh thiếu niên trong nhà trường THPT.

Giáo dục đạo đức cho HS THPT có vai trị và vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ không chỉ ở phần bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội, mà chủ yếu góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân

cách con người với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn.

Do đó để cơng tác giáo dục đạo đức cho HS THPT tốt hơn thì chúng ta phải biết kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường một cách chặt chẽ, nhịp nhàng.

GDĐĐ cho HS THPT là hình thành cho HS những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Nhờ đó, HS có khả năng lựa chọn đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội, cũng như tự đánh giá, suy nghĩ về hành vi của bản thân mình. Cơng tác GDĐĐ cho HS THPT có ý nghĩa, vai trị quan trọng - góp phần vào việc hình thành, phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển xã hội. “Giáo dục đạo đức cho HS THPT là quá trình tác động tới người học bậc THPT để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức”.

Một phần của tài liệu UẢN LÍ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)