CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ NHBL tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
3.2.2 Tính tiện ích của sản phẩm
BIDV luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ trong q trình đa dạng hóa sản phẩm, nhờ đó chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng chăm sóc, phục vụ khách hàng đã cải thiện đáng kể và được đại bộ phận khách hàng đánh giá cao.
Huy động vốn
Cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ huy động vốn, BIDV cũng đưa ra hàng loạt các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút khách hàng gửi tiết kiệm NH. BIDV cho phép các chi nhánh có thể quy định mức lãi suất huy động căn cứ trên lãi suất huy động cơ bản cơng bố của Hội sở chính cộng thêm biên độ của Chi nhánh để đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và phù hợp với việc điều chuyển vốn của Chi nhánh. Không chạy đua theo các cuộc đua lãi suất, BIDV tạo lòng tin cho
khách hàng về sự cân đối giữa việc sử dụng vốn và huy động vốn, đồng thời không bị mất khả năng thanh khoản. Đây là một trong những yếu tố giúp BIDV có được lịng tin của khách hàng trong thời gian qua.
Tín dụng bán lẻ
Với chi phí nguồn vốn huy động đầu vào khơng cao nên BIDV có thể cung cấp các sản phẩm cho vay cá nhân với lãi suất cạnh tranh. Xét về tổng thể, lãi suất cho vay của BIDV là khá thấp so với các NHTM trong nước.
Trong thời gian qua, BIDV đã đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn NH của các khách hàng cá nhân để phục vụ khách hàng tốt hơn. Khách hàng có thể trao đổi với cán bộ QHKH qua điện thoại, chuẩn bị hồ sơ để BIDV có cơ sở cung cấp tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ cho khách hàng.
Dịch vụ thanh tốn
Sản phẩm thanh tốn hóa đơn của BIDV giúp khách hàng thanh tốn hóa đơn của các nhà cung cấp dịch vụ (điện, nước, viễn thông, vé máy bay …) qua hệ thống BIDV bằng các kênh thanh toán hiện đại: Internet banking, mobile banking, ATM, website bán hàng. So với các NHTMNN, NHTMCP: BIDV có điểm mạnh về phát triển dịch vụ Ủy nhiệm thu/ Ủy nhiệm chi hóa đơn tiền điện khá tốt với thế mạnh về mạng lưới, nên đây là dịch vụ đem lại doanh số rất cao (nhất là với VCB và Viettinbank).
Dịch vụ thẻ
Các thủ tục ngày càng được rút ngắn và tiện lợi cho khách hàng, đặc biệt là các thủ tục để mở tài khoản, mở thẻ. Việc chuyển tiền của khách hàng trong hệ thống và trên máy ATM đều tỏ ra rất tiện lợi. Ngân hàng BIDV cũng tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên NH, rút ngắn thời gian cho khách hàng khi chuyển tiền khác NH. Thẻ ghi nợ trong nước không ngừng được đa năng hóa. Bên cạnh các tính năng tiện ích cơ bản, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của BIDV còn mang lại cho khách hàng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại, thanh toán vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh tốn hóa đơn tiền điện, điện thoại, … qua ATM. Ngoài ra, năm 2014, BIDV đẩy mạnh phát triển thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế với
nhiều sản phẩm mới có tính năng nổi bật, phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh các chương trình khuyến mãi thường xun như miễn phí thường niên, hồn tiền khi sử dụng thẻ BIDV để thanh toán, khi sử dụng thẻ tín dụng của BIDV, khách hàng cịn được tích lũy điểm thưởng và quy ra tiền thưởng hấp dẫn vào mỗi năm. Đặc biệt, đối với hạng thẻ Platinum, khách hàng có thể chọn hình thức quy điểm thưởng thành dặm thưởng của Vietnam Airline.
Dịch vụ Ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV được phát triển với nhiều ưu điểm nổi trội hơn các hệ thống khác như: cho phép tự động lựa chọn các kênh thanh toán theo thứ tự ưu tiên từ kênh thanh toán song phương đến đa phương; các giao dịch được xử lý tự động, đảm bảo nhanh chóng, an tồn.
Về dịch vụ BSMS: nền khách hàng hiện tại của BIDV chủ yếu là các khách
hàng truyền thống, BIDV đang triển khai nhiều chương trình hấp dẫn để tiếp cận khách hàng mới. BIDV đang có gần 6.8 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán, tiềm năng khai thác khách hàng còn rất lớn. Hơn nữa, BIDV cũng thường xuyên đầu tư, nâng cấp hệ thống BSMS tăng chất lượng và tiện ích. Do vâỵ, khả năng cạnh tranh của dịch vụ BSMS là rất lớn, nhờ đó sẽ tăng trưởng số lượng khách hàng và tăng thu phí rịng trong các năm tới.
Về dịch vụ IBMB: Những năm qua, BIDV đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm IBMB, bổ sung những tính năng cần thiết (như tất toán tài khoản tiết kiệm online) và nâng cao những tính năng đã có. Tuy nhiên, hiện tại BIDV cịn thiếu một số tính năng so với các đối thủ chính như: thanh tốn và truy vấn thẻ tín dụng, trả nợ vay trực tuyến … Tuy hệ thống của BIDV chưa có tất cả các chức năng như một số ngân hàng đã có kinh nghiệm phát triển IBMB nhưng xét trên mặt bằng chung, các tính năng trên hệ thống IBMB của BIDV đã và đang phát triển không ngừng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và quan trọng của khách hàng.
Các dịch vụ bán lẻ khác
Sản phẩm WU – kiều hối của BIDV khá đa dạng về sản phẩm và kênh. So với các NHTMNN, NHTMCPNN: các NH này đều có khả năng cạnh tranh cao với
BIDV, trong đó Agribank có thế mạnh về mạng lưới, VCB có kinh nghiệm và truyền thống về ngoại hối nói chung và kiều hối nói riêng, Viettinbank đầu tư mở công ty kiều hối. So với các NHTMCP: Đông Á, Sacombank, ACB là các đối thủ mạnh của BIDV trong hoạt động kiều hối, trong đó Sacombank và Đông Á đã mở công ty kiều hối, ACB là ngân hàng có kinh nghiệm triển khai dịch vụ WU (trước đây là đại lý chính của BIDV).
Các sản phẩm Bảo hiểm Bancas của BIDV khá đầy đủ, đa dạng và được nâng cấp, chỉnh sửa thường xuyên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Những đối thủ cạnh tranh lớn của BIDV trong lĩnh vực này có thể kể đến như: Agribank, Vietcombank, Vietinbank… Vietinbank là ngân hàng triển khai khá đầy đủ các sản phẩm Bancas, Agribank, Vietcombank đang triển khai chủ yếu các sản phẩm gắn liền với các sản phẩm cho vay của Ngân hàng. Các NHTMCP (như ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank…): có danh mục sản phẩm Bancas khá đa dạng, bao gồm cả sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm phi nhân thọ và hướng tới cả khách hàng gửi tiền, khách hàng tín dụng và thẻ. Tuy nhiên, doanh thu bảo hiểm của các NHTMCP còn khá khiêm tốn.
Theo kết quả khảo sát tại phụ lục 02 cho thấy:
KHCN thường sử dụng dịch vụ: huy động vốn phổ biến nhiều nhất (86%), tiếp theo sau là ngân hàng điện tử và thẻ (67% và 81%), dịch vụ thanh tốn (54%),tín dụng (52%), kinh doanh ngoại tệ ít được khách hàng cá nhân sử dụng hơn.
Hộ gia đình và DNVVN: dịch vụ thanh tốn và tín dụng được ưa chuộng
hàng đầu (chiếm 84% và 70%), sau đó là ngân quỹ và kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ được KHCN sử dụng tương đối nhiều trong khi hộ gia đình và DNVVN lại sử dụng ít.