CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4. Đánh giá tình trạng mạch cấp máu cho não
- Đối với các động mạch ngoài sọ: Đánh giá động mạch cảnh 2 bên thông qua siêu âm Doppler tại thời điểm vào viện và sau 6 tháng. Siêu âm được thực hiện bởi bác sỹ khoa thăm dị chức năng có kinh nghiệm, trên cùng một máy siêu âm và được cùng một bác sỹ siêu âm đánh giá ở thời điểm vào viện và thời điểm sau 6 tháng.
- Đối với động mạch trong sọ đánh giá thông qua MRA tại thời điểm vào viện và sau 6 tháng. Đọc kết quả phim đều được hội chẩn với Trưởng khoa Chẩn đốn hình ảnh có trình chun mơn cao giúp đánh giá tổn thương trên phim chụp một cách chính xác nhất ở cả thời điểm vào viện và thời điểm sau 6 tháng.
+ MRA: đánh giá hệ động mạch trong sọ bằng kỹ thuật chụp mạch não 3D TOF
Phân chia động mạch trong sọ trên hình ảnh (3D-TOF-MRA)
o Động mạch cảnh trong (ICA)
o Động mạch não giữa (MCA)
o Động mạch não trước (ACA)
o Động mạch đốt sống (VA)
o Động mạch thân nền (BA)
Hình 2.1. MRA TOF động mạch cảnh trong(ICA) động mạch não trước (ACA), động mạch não giữa (MCA)
Hình 2.2 MRA TOF động mạch đốt sống (V4) động mạch thân nền (BA) động mạch não sau (PCA)
Các động mạch trong sọ được đánh giá
o Động mạch cảnh trong đoạn trong sọ (ICA): chỉ đánh giá đoạn trong và sau xương đá
o Động mạch não giữa (MCA): đoạn M1, M2
o Động mạch não trước (ACA): đoạn A1, A2
o Động mạch não sau (PCA): đoạn P1, P2
o Động mạch thân nền (BA)
* Phương pháp tính tốn và xác định mức độ hẹp động mạch Động mạch trong sọ: Tính tốn đoạn hẹp (theo WASID) [99]
% đoạn hẹp ═ (1 - Ds/Dn) x 100%
Trong đó: Dn là đoạn mạch bình thường ở phía gốc động mạch ngay sát chỗ hẹp
Ds là đoạn mạch hẹp nhất
Hình 2.3. Phương pháp tính tỷ lệ hẹp theo WASID
*Nguồn: Theo Harrigan M.R. (2018) [117]
Hình 2.4. Phương pháp tính tỷ lệ hẹp theo NASCET
Ds: Đường kính tại vị trí hẹp nhất.
Dn: Đường kính tại đoạn ICA ngoại vi ình thường có thành ĐM song song. C: Đường kính ước tính bình thường của ĐMC trong tại vị trí hẹp tối đa. D: Đường kính đoạn trung tâm của động mạch cảnh chung ình thường nơi thành động mạch song song.
Động mạch ngồi sọ: Tính tốn đoạn hẹp (theo NASCET) [119]
% đoạn hẹp ═ (Dn – Ds)/Dn x 100%
Trong đó: Dn là đoạn mạch bình thường phía ngoại vi đoạn hẹp Ds là đoạn mạch bị hẹp
* Đánh giá động mạch ngoài sọ
- Tình trạng, tính chất của mảng xơ vữa: + Vị trí mảng xơ vữa.
+ Kích thươc mảng xơ vữa. - Độ dày lớp nội trung mạc mạch cảnh:
Hình 2.5. Vị trí đo độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Vị trí đo tốt nhất ở thành xa của động mạch cảnh chung cách vị trí tận ít nhất 5 mm. Đo một đoạn động mạch thẳng 10 mm, ở vùng khơng có mảng xơ vữa [120].
Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh được cho là dày khi > 0,9 mm hoặc mảng bám là dày theo tiêu chuẩn Hiệp hội tim mạch châu Âu [23].
- Mức độ hẹp lòng mạch.
- Đánh giá thay đổi chiều dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh sau 6 tháng. * Đánh giá thay đổi hẹp tắc động mạch trong sọ:
- Vị trí hẹp tắc. - Mức độ hẹp tắc.
- Ở một vị trí hay nhiều vị trí. - Thay đổi sau thời gian điều trị.
* Mức độ hẹp (theo Hiệp hội tim mạch châu Âu) [21]: - Hẹp nhẹ: < 50%.
- Hẹp vừa: 50 - 69%. - Hẹp nặng: 70 - 99%.
- Tắc hồn tồn 100% khi khơng có tín hiệu dịng chảy.
* Đánh giá đặc điểm hẹp:
- Hẹp 1 vị trí.
- Hẹp nhiều vị trí: Có hai vị trí hẹp trở lên.
* Đánh giá tiến triển của hẹp động mạch [28]: - Hẹp tiến triển: Tăng 1 độ hẹp.
- Hẹp thoái triển: Cải thiện (giảm) 1 độ hẹp. - Hẹp ổn định: Khơng thay đổi độ hẹp.
*Đánh giá tiến triển, thối triển độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh [121] - Thối triển: Kích thước độ dày lớp nội trung mạc giảm từ 0,1 mm.
- Ổn định: Khơng thay đổi kích thước.