Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động của TCM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 56 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động của TCM

Kết quả khảo sát được thu qua bảng dưới đây.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động của TCM

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1

Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành đến giáo viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chuyên môn

51 35.1 35 24.3 27 18.9 31 21.6 2.27 4

2

Hướng dẫn các tổ chuyên môn làm kế

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 3

Kết hợp với các đoàn thể trong trường để phát động phong trào thi đua, khuyến khích các tổ chun mơn chủ động sáng tạo xây dựng kế hoạch.

39 27 51 35.1 23 16.2 31 21.6 2.32 3

4

Tất cả các kế hoạch của tổ chuyên môn đều được thống nhất với nội dung kế hoạch của nhà trường, đảm bảo khả năng phối hợp cao giữa các bộ phận, để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường.

55 37.8 67 45.9 23 16.2 0 0 1.78 5

5

Các kế hoạch xây dựng đều được hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.

31 21.6 59 40.5 23 16.2 31 21.6 2.48 1

Kết quả khảo sát được đánh giá với trị TB từ 1.78 đến 2.48 ở mức trung bình khá. (Min=1, Max=4). Trong đó, những nội dung đạt hiệu quả như:

Nội dung được CBQL, GV đánh giá thực hiện đạt kết quả cao nhất là “Các kế

hoạch xây dựng đều được hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện” có X = 2.48. Với X = 2.36 cao thứ 2 “Hướng dẫn các tổ chuyên môn làm kế hoạch và duyệt kế hoạch của họ”.

Qua theo dõi cho thấy, trong từng năm học, nhà trường đều sinh hoạt, hướng dẫn cho cán bộ, GV lập kế hoạch thể hiện rõ thời gian, biện pháp tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn với nội dung phù hợp với yêu cầu của hoạt động chuyên môn, với khung thời gian quy định của Sở GDĐT.

Các nội dung về “Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành đến giáo

viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chuyên môn; Tất cả các kế hoạch của tổ chuyên môn đều được thống nhất với nội dung kế hoạch của nhà trường, đảm bảo khả năng phối hợp cao giữa các bộ phận, để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường” còn hạn chế.

Từ kết quả trên, hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường đã thực hiện 05 loại hoạt động chủ yếu, cơ bản như sau:

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng bộ theo phân phối chương trình; các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng; thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới phương pháp giảng dạy; sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành làm thí nghiệm…

- Tổ chức cho giáo viên học tập và thảo luận theo các chuyên đề: Những điểm mới, những điểm chưa hợp lý về chương trình GDPT (giáo dục phổ thơng) mới; sử dụng và phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị giảng dạy; đổi mới cách kiểm tra và đánh giá học sinh; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của giáo viên.

Qua phân tích ở trên có nhận xét rằng: các tổ trưởng tổ chun mơn có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung của tổ chun mơn ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến các giáo viên, hướng dẫn các tổ viên thực hiện và quản lý kế hoạch của các cá nhân, năng nổ nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho giáo viên trên lĩnh vực chun mơn để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra. Cụ thể các tổ trưởng đã thực hiện thường xuyên và có hiệu quả các nội dung công việc như: Bàn biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, triển khai các quy định liên quan đến thực hiện chuyên môn, thảo luận đánh giá tiết thao giảng của giáo viên trong tổ. Tuy nhiên nhiều kế hoạch cịn mang tính đối phó; việc quản lý kế hoạch cá nhân trong tổ chưa chặt chẽ, còn nể nang, chưa đánh giá đúng khả năng mỗi cá nhân. Một số nội dung hoạt động của tổ chuyên môn mà tổ trưởng chưa chú trọng thực hiện thường xuyên, chẳng hạn: Công tác thanh, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, tổ chức thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học hoặc các vấn đề phát sinh trong chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ. Từ đó, trong tổ chức thực hiện các hoạt động, đa số giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong việc nghiên cứu những điểm mới của nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại còn lúng túng, các giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong chun mơn chưa được sẻ chia kịp thời.

Có thể thấy, xây dựng kế hoạch là chức năng quan trọng trong các chức năng quản lý. Kết quả cho thấy nhà trường có đầy đủ kế hoạch, nội dung kế hoạch cho hoạt động TCM theo thời gian, trình tự. Đa số các thầy cô đều đánh giá rất cao tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch của hoạt động TCM và cho rằng đây là yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng đến hiệu quả của dạy học trong nhà trường.

đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các công việc quyết định hiệu quả của một kế hoạch như xác định hệ thống công việc với quỹ thời gian cụ thể thực hiện; xác định các mục tiêu và nội dung; kiểm tra tính hợp lý và khả thi của kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp chỉ thực hiện mức độ trung bình yếu.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)