8. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Thực trạng quản lý thực trạng công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên
chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học
Kết quả khảo sát tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý thực trạng công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học
TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ một cách khoa học
55 37.8 39 27 27 18.9 23 16.2 2.14 3
2 Tổ chức đổi mới nội dung, hình
thức, phương pháp bồi dưỡng 55 37.8 47 32.4 16 10.8 27 18.9 2.11 4 3 Có chính sách phù hợp khuyến
khích bồi dưỡng và tự bồi dưỡng 35 24.3 59 40.5 31 21.6 20 13.5 2.2 2 4 Quản lí chủ thể và đối tượng bồi
dưỡng 47 32.4 59 40.5 23 16.2 16 10.8 2.05 7 5 Quản lí các điều kiện, cơ sở vật
chất bồi dưỡng 31 21.6 51 35.1 31.3 21.6 31.3 21.6 2.43 1 6 Quản lí tự bồi dưỡng của đội ngũ
giáo viên trung học phổ thông 27 18.9 67 45.9 31 21.6 12 8.1 2.08 5 7 Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết
quả bồi dưỡng 47 32.4 51 35.1 35 24.3 12 8.1 2.08 6
Kết quả khảo sát về cơng tác quản lí bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tại các trường THPT được đánh giá với trị TB từ 2.51 đến 3.91, kết quả đánh giá ở mức trung bình khá (Min=1, Max=5). Trong đó, nội dung được đánh giá ưu điểm nhất là “Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ một cách khoa học”, X=3.91, sau đó là “Quản lí tự bồi dưỡng
của đội ngũ giáo viên trung học phổ thơng” có X= 3.72 và cuối cùng là “Tổ chức đổi
mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng” X = 3.56. Có thể thấy, các biện pháp quản lý nêu trên của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông là phù hợp với yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy-giáo dục trong nhà trường hiện nay và kiểm soát chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo. Các tổ trưởng chuyên môn đã xây dựng được các mục tiêu quản lý hoạt động của nhóm. Từ đó, định hướng được những
hoạt động quản lý thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động theo kế hoạch của nhóm chun mơn đã đề ra, hiệu quả thực hiện khá tốt. Trong thời gian qua cán bộ quản lí cũng như GV trong nhà trường đều xác định rõ: Công tác tự học tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học là giải pháp chủ yếu để nâng cao hiểu biết cho người GV về vốn tri thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, giúp người GV đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường . Đồng thời đây cũng là một giải pháp hữu hiệu nhất để tạo nên một môi trường học tập với nhận thức là: "học tập suốt đời" cho người GV trong các nhà trường.
Tuy nhiên vẫn cịn có nội dung thực hiện cịn hạn chế như “Có chính sách phù
hợp khuyến khích bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; Quản lí các điều kiện, cơ sở vật chất bồi dưỡng; Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng”.
Thực tế tìm hiểu cho thấy, mặc dù ngay từ đầu năm học HT nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm sẽ nghiên cứu và viết trong năm học của các cá nhân trong tổ mình. Đồng thời nhà trường thành lập ngay hội đồng khoa học để thẩm định và xét duyệt các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học mà HT là Chủ tịch và các thành viên là các phó HT, tổ trưởng CM. Việc thẩm định sẽ diễn ra trong cả năm học - khi GV đề xuất và yêu cầu Hội đồng dự giờ để đánh giá. Và việc xét duyệt sẽ được Hội đồng tiến hành vào tháng 4 hàng năm trước khi gửi về Sở GDĐT để Hội đồng khoa học các cấp xét duyệt, xếp loại. Kết quả xếp loại đề tài cũng như đồ dùng dạy học của các cấp sẽ là một điều kiện quan trọng để xếp loại danh hiệu GV giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hay cấp thành phố hàng năm của mỗi cá nhân cán bộ GV. Về quy trình, thực hiện khá tốt, tuy nhiên số lượng cũng như chất lượng nghiên cứu khoa học và đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của GV còn hạn chế. Hiệu trưởng chưa có chính sách để phát động các cuộc thi đua trong nhà trường tạo thành các phong trào tự nghiên cứu, tự học và thúc đẩy tinh thần ham mê của đội ngũ cán bộ, giáo viên với cơng tác nghiên cứu. Vì thế việc tự học tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học chưa trở thành phong trào thi đua của nhà trường và là động lực thúc đẩy các cán bộ GV trong nhà trường phấn đấu vươn lên khẳng định mình trong những năm qua.
Qua khảo sát tơi thầy rằng có nhiều giáo viên rất tích cực trong tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân, tuy nhiên người quản lý chưa chú trọng đến công tác này do đó sự tự học chỉ mang tính tự phát, chưa trở thành một phong trào sâu rộng để kích thích mọi người cùng tham gia để phát triển tập thể sư phạm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng mạnh mẽ của sự thay đổi và phát triển trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
Như vậy, quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đã đạt được thành tựu bước đầu tuy nhiên còn hạn chế nhiều. Nguyên nhân của hạn chế trên có thể thấy một số tổ trưởng chuyên môn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên, chưa thường xuyên tổ chức cho tập thể sư phạm quán triệt yêu cầu về công tác này. Đồng thời lãnh đạo nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tại đơn vị thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn. Các giáo viên chưa nhận thức về công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu mới của giai đoạn toàn ngành giáo dục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018.