Đổi mới quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 82 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh Quảng

3.2.4. Đổi mới quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng

nghiên cứu bài học

a. Mục đích của biện pháp

Nâng cao nghiệp vụ công tác chỉ đạo tổ chuyên môn ở các trường THPT về việc thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn,nâng cao chất lượng dạy học .

Nếu công tác quản lý, chỉ đạo được thực hiện tốt giúp đội ngũ TTCM, tổ phó TCM biết sử dụng quyền chỉ huy đúng nơi đúng lúc trong, ngoài nhà trường THPT tỉnh Quảng Nam

Biện pháp này giúp cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Quảng Nam nắm vững nội dung, cách thức thực hiện trong công tác quản lý, chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt hàng năm và chịu trách nhiệm của nhà trường, của các tổ chuyên môn và mọi thành viên nhà trường trong quản lí hoạt động chuyên môn ở các cấp khác nhau trong trường.

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho giáo viên về sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH nhằm xây dựng được đội ngũ GV luôn say sưa với nghề, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT vào dạy học và tạo tiền đề phát triển đội ngũ GV có năng lực chun mơn tốt, có nghệ thuật sư phạm cao, có năng lực cảm hóa HS, biết động viên HS hăng say, hứng thú học tập, ham tìm tịi, nghiên cứu khoa học, cơ cấu bộ môn hợp lý để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo định hướng đổi mới giáo dục ở trường THPT.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Thực tế các trường THPT tỉnh Quảng Nam có đội ngũ GV đều rất trẻ, phần nhiều mới ra trường được vài năm. Những nội dung về đổi mới PPDH, trong đó có những vấn đề hoạt động NCBH đã được họ tiếp cận ngay từ khi còn ở trường đại học tuy nhiên việc vận dụng vào thực tế thì đa số GV cịn thiếu kỹ năng và kinh nghiệm.

Do vậy tổ chức bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho giáo viên về sinh hoạt chun mơn theo hướng NCBH có ý nghĩa thiết thực và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TCM theo hướng NCBH. Để tổ chức bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho giáo viên về sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH cần:

- Đánh giá thực trạng đội ngũ GV cũng như cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường, năng lực chun mơn hiện có của mỗi GV, những trang thiết bị hiện có của nhà trường, khối lượng công việc mà mỗi GV đang đảm nhiệm để bố trí các buổi tập huấn cho tồn thể CBGV trong trường một cách hợp lí nhất, phải đảm bảo sao cho mỗi GV đều có điều kiện tham gia học tập. Nên ưu tiên tập huấn những GV chưa biết nhiều, tranh thủ sự giúp đỡ lẫn nhau, giữa người biết nhiều hỗ trợ người biết ít, phải có kế hoạch, chính sách đào tạo, kế hoạch sử dụng đội ngũ CBGV một cách hợp lý, có hiệu quả.

- Vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường cần đánh giá thực trạng đội ngũ GV về trình độ chun mơn, năng lực, kỹ năng soạn giảng, kỹ thuật dự giờ, kỹ thuật ghi chép, và nhận thức cũng như thực hiện đổi mới PPDH.

- Từ đó xây dựng nội dung bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực hiện hoạt động TCM theo hướng NCBH cho GV. Từ hạn chế chương 2 và căn cứ đội ngũ GV các trường THPT tỉnh Quảng Nam có thể sử dụng nội dung, hình thức bồi dưỡng sau:

+ Hiệu trưởng chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá GV thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH bằng nhiều hình thức khách quan, đánh giá thi đua GV và giao nhiệm vụ phù hợp sau thanh tra, đánh giá. Những GV năng lực còn hạn chế giao cho nhóm, tổ chuyên môn bồi dưỡng thông qua dự giờ chia sẻ kinh nghiệm, hội thảo nhóm, thúc đẩy GV tự họ phải phấn đấu vươn lên.

+ Tổ chức tốt Hội giảng - Hội học hàng năm trong đó khuyến khích việc dạy học theo hướng NCBH, bồi dưỡng GV dự thi GV giỏi cấp trường, cấp tỉnh, các tiết thi giảng của GV chú trọng vào dạy học theo hướng NCBH.

+ Tạo điều kiện cho GV đi thực tế việc triển khai, thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH ở các cơ sở giáo dục làm tốt và hiệu quả việc dạy học theo hướng NCBH, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà trường.

TCM, giúp họ hiểu mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động NCBH là con đường để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

+ Hình thức bồi dưỡng năng lực hoạt động NCBH cho GV bao gồm: Bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng định kì; bồi dưỡng nâng cao. CBQL nhà trường cần thực hiện:

+ Xây dựng kế hoạch cử GV đi tập huấn theo các chương trình kế hoạch của Phịng GD&ĐT về hoạt động NCBH để thu nhận kiến thức cơ bản và nâng cao trình độ về lĩnh vực này; khai thác sử dụng một cách có hiệu quả các ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

+ Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hoạt động NCBH cho GV trong toàn trường để đảm bảo các GV nắm chắc quy trình và cách thức thực hiện hoạt động NCBH. Đặc biệt đối với đội ngũ tổ trưởng CM phải thường xuyên cập nhật các vấn đề mới liên quan đến hoạt động NCBH, có năng lực trong chỉ đạo, quản lý, tổ chức hoạt động NCBH ở TCM.

* Xây dựng quy chế sinh hoạt chuyên môn trong hoạt động NCBH

Để hoạt động NCBH có hiệu quả, yêu cầu thực hiện tốt các quy định sau:

Thời gian

- Thực hiện thường xuyên 2 tuần một lần.

- Thời gian thực hiện từ 2 đến 3 tiếng (Không kể thời gian chuẩn bị bài dạy minh họa).

- Quy định thời gian cố định cho các buổi sinh hoạt chuyên mơn (ví dụ: vào chiều thứ 5 của tuần thứ 2, và tuần thứ 4 trong tháng).

Dạy minh họa

- Các bài dạy minh họa cần được luân phiên theo các môn học, khối lớp.

- Kế hoạch phân công giáo viên dạy, lịch dạy minh họa phải được thông báo trước cho giáo viên toàn trường biết để chủ động chuẩn bị ở giai đoạn 1. Đến giai đoạn 2, cần nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn theo NCBH nên thu hẹp ở tổ chun mơn, với người dự có cùng chun mơn, hay gần gũi về chuyên môn.

- Các giáo viên cần được dạy minh họa trên học sinh của lớp mình, khơng dạy trước, không luyện tập cho học sinh trước khi dạy minh họa.

Dự giờ

- Số lượng giáo viên dự giờ trong các giờ học minh họa không nên quá 25 người, nếu số giáo viên nhiều hơn thì có thể chia thành hai nhóm.

- Phịng học để dạy minh họa cần có bàn ghế kê phù hợp để người dự có thể đứng phía trên, hai bên lớp học.

Thảo luận

- Tất cả giáo viên tham dự dạy minh họa đều tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.

- Người chủ tri thảo luận cần phải linh hoạt, sáng tạo, thân thiện và cởi mở. - Nếu có máy chiếu, projector, màn hình để hỗ trợ thảo luận thì càng tốt.

- Phịng thảo luận có đủ chỗ ngồi cho mọi người, bàn ghế kê hình chữ U, hay hình trịn để giáo viên có thể ngồi đối diện nhau.

* Tổ chức, chỉ đạo thực hiện

- Thành lập Ban chỉ đạo.

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo.

Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo hoạt động NCBH, cần đảm bảo yêu cầu rõ ràng, hợp lý, phù hợp với quyền hạn và nhiệm vụ được giao của mỗi thành viên trong nhà trường. Từng thành viên có nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều phải quán triệt nắm bắt kế hoạch tổng thể để có sự phối hợp đồng bộ cho hoạt động NCBH. Trong Ban chỉ đạo, các thành viên chủ lực cần thực hiện vai trò, sứ mạng cụ thể như sau:

+ Đối với hiệu trưởng

Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong hoạt động NCBH; phải hiểu biết đầy đủ các mục tiêu, nội dung, phương thức NCBH; phải kiên trì tổ chức hướng dẫn các giáo viên trong nhà trường thực hiện hoạt động NCBH; đồng thời phải chăm lo các điều kiện, phương tiện trong và ngoài nhà trường phục vụ giáo viên thực hiện hoạt động NCBH.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng phải thường xuyên tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong nhà trường; Đánh giá sát và đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong hoạt động NCBH của từng giáo viên trong nhà trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng cho những giáo viên thực hiện hoạt động NCBH mang lại hiệu quả.

Hiệu trưởng cũng cần phải biết phân công hợp lý để lãnh đạo các tổ chức trong nhà trường tham gia có hiệu quả hoạt động NCBH.

+ Đối với Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn

dõi hoạt động dạy và học, bố trí sắp xếp thăm lớp, dự giờ, thao giảng, thực hiện các chuyên đề về hoạt động NCBH, kiểm tra đánh giá hoạt động NCBH của giáo viên, . . .

+ Đối với Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC

Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC chỉ đạo các bộ phận phục vụ chuẩn bị:  CSVC, TBDH, tài liệu tham khảo, . . . phục vụ hoạt động NCBH

 Liên hệ với các cơ quan, đơn vị ngoài trường để tổ chức tham gia học tập, hoạt động ngoại khóa.

 Chỉ đạo phối hợp với Cơng đồn, Đồn thanh niên tích cực hưởng ứng, thường xuyên đôn đốc, chuẩn bị các hoạt động NCBH phục vụ hỗ trợ đoàn viên năng động thực hiện hoạt động NCBH.

Hình thành và xây dựng kĩ năng lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, đặt mình vào vị trí người dạy để có sự chia sẻ tích cực, khơng biến người dạy thành mục tiêu phê phán, làm cho người dạy ấm ức, nảy sinh các ý nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn cá nhân...

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần phải có chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đáp ứng được với yêu cầu phát triển của nhà trường và yêu cầu đổi mới giáo dục;

Cần có nguồn kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên;

Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, thời gian, tinh thần để giáo viên thực hiện bồi dưỡng phát triển về chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ;

Thường xuyên mua sắm, bổ sung các loại sách báo, tài liệu, phương tiện phục vụ dạy học; tăng cường hợp tác và giao lưu với các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học để giáo viên có cơ hội được tiếp xúc, giao lưu, làm việc, trao đổi và học hỏi.

Hiệu trưởng phải là người thật sự am hiểu kiến thức hoạt động NCBH, nhưng đồng thời cũng phải là người lãnh đạo hiểu biết tâm lý, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của từng thành viên do mình quản lý.

Mời những chuyên gia thật sự am hiểu về nội dung hoạt động NCBH để tập huấn cho CBQL, giáo viên nắm vững kiến thức NCBH và có kỹ năng, kỹ thuật sinh hoạt chuyên môn theo NCBH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)