Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên dựa trên chuẩn nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh Quảng

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên dựa trên chuẩn nghề

nghiệp giáo viên phổ thơng

a. Mục đích của biện pháp

trọng. Qua kiểm tra BGH sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, uốn nắn những sai lệch của TTCM, TCM khi tiến hành cơng việc. Q trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức, và năng lực tự kiểm tra cơng việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong trường THPT kiểm tra việc thực hiện hoạt động chuyên môn là rất quan trọng.

b. Nội dung và biện pháp thực hiện

Để quản lý công tác kiểm tra, đánh giá tổ chuyên môn các trường THPT tỉnh Quảng Nam. Bao gồm các nội dung sau:

Quản lý kiểm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung

công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công tác chun mơn, đồng thời xây được khơng khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Cơng tác kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch giảng dạy, kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch triển khai, thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, soạn giảng của giáo viên.

- Hoạt động sư phạm của giáo viên: hiệu trưởng thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác này. Cần phân công lãnh đạo dự giờ dạy của 100% giáo viên (mỗi giáo viên ít nhất được dự 2 tiết) để trao đổi rút kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp sư phạm với từng giáo viên. Quản lý việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy theo đúng yêu cầu của chương trình sách giáo khoa mới. Thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chú ý trao đổi kinh nghiệm về những bài có nhiều nội dung kiến thức mới, bài khó, bài thí nghiệm thực hành, sử dụng đồ dùng dạy học và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh.

Hoạt động của các tổ chuyên môn: Hiệu trưởng cần thường xuyên tham dự họp tổ chun mơn để kiểm tra tình hình hoạt động của tổ trưởng chun mơn, giải quyết nhanh nhạy những vấn đề phát sinh, đề nghị của các tổ chuyên môn, tư vấn giúp đỡ cho tổ trưởng chun mơn hồn thành nhiệm vụ do hiệu trưởng giao, kiểm tra các báo cáo của tổ chuyên môn, kiểm tra tổ trưởng chuyên môn về việc tổ trưởng kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, soạn bài của giáo viên.

- Hàng tháng BGH phải duyệt đầy đủ kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn đảm bảo theo các nội dung; theo dõi việc tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn; trao đổi với giáo viên về nội dung chương trình sách giáo khoa mới. Tổ chức các bài tập, bài thực hành thí nghiệm, trao đổi về phương pháp giảng dạy, soạn giáo án, tập hợp các ý kiến thắc mắc, các vấn đề cần giải đáp về chương trình sách giáo khoa mới để báo cáo phản ánh cấp trên.

giáo khoa mới để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy; những biện pháp khắc phục thiếu sót, hạn chế nhằm đảm bảo dạy tốt chương trình sách giáo khoa mới thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn, tự nghiên cứu của giáo viên và các hình thức sinh hoạt chun mơn khác.

Quản lý kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: Công tác này giúp cho Hiệu

trưởng thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mối tương tác của các thành viên trong tập thể. Hiệu trưởng có thể kiểm tra tồn diện hoặc từng phần hoạt động của tổ chuyên môn như:

- Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý của tổ, nhận định của tổ trưởng về từng thành viên trong tổ, uy tín của tổ trưởng.

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch của tổ, của các cá nhân, biên bản sinh hoạt tổ, các sáng kiến kinh nghiệm.

- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ, thực hiện các chuyên đề, hội giảng, hội thi..

- Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào q trình giảng dạy.

- Kiểm tra công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất phòng học, đồ dùng và các thiết bị trong quá trình giáo dục.

- Triển khai các quy định về thanh kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên của ngành

- Có kế hoạch kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn, thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên mỗi năm học

- Quy định các nội dung kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn cụ thể, rõ ràng - Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của tổ trưởng tổ chuyên môn - Đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn, giáo viên, phát hiện kịp thời những yếu kém, sai sót để chấn chỉnh, đảm bảo các hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp, đúng qui định.

- Kết quả kiểm tra là căn cứ chủ yếu để đánh giá khen thưởng, kỉ luật, xét nâng bậc lương hàng năm, bố trí phân cơng tổ trưởng chun mơn, giáo viên hợp lý.

- Kiểm tra, đánh giá thực trạng hoạt động của tổ CM

- Kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV của tổ trưởng chuyên môn

- Kiểm tra, đánh giá các điều kiện để đảm bảo cho hoạt động tổ chuyên môn - Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa các tổ chuyên môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường

- Tổ chức thực hiện đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư Chuẩn nghề nghiệp giáo

viên cơ sở giáo dục phổ thông, Số: 20/2018/TT-BGDĐT) cuối mỗi năm học

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng cung cấp các tài liệu có liên quan đến đánh giá xếp loại TTCM, TCM cho toàn bộ GV, CBQL trong nhà trường

Triển khai các tiêu chuẩn đánh giá TCM, TTCM về hai mặt giáo dục cho toàn thể GV, CBQL trong nhà trường.

Hiệu trưởng phải có chế độ khen thưởng, kỷ luật khách quan, công bằng, nghiêm minh trong công tác kiểm tra đánh giá tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)