8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh Quảng
3.2.6. Quản lý tốt việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ dạy học
a. Mục đích của biện pháp
Để HĐTCM trường THPT hoạt động đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ thì cần có các điều kiện hỗ trợ như chính sách quản lý, kế hoạch quản lý, phương pháp kiểm tra đánh giá cũng như sự kết hợp của giáo viên, thời gian làm việc, phân công chuyên môn nhiệm vụ của giáo viên... Để các yếu tố trên được đảm bảo thực hiện tốt thì cơng tác quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động của nhóm chun mơn là rất cần thiết.
Bên cạnh đó cần đảm bảo CSVC kỹ thuật, đặc biệt là máy tính và hệ thống mạng Internet là điều kiện không thể thiếu để phát triển việc ứng dụng CNTT. Chính vì vậy, xây dựng các điều kiện về CSVC, thiết bị, hạ tầng CNTT, sản phẩm phần mềm đáp ứng tốt cho việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV góp phần nâng cao hiệu quả HĐTCM.
b. Nội dung và biện pháp thực hiện
Như chúng ta đã biết để TCM hoạt động được tốt thì có rất nhiều yếu tố tác động đến nhưng yếu tố đầu tiên kể đến là:
- Muốn TCM hoạt động được tốt cần phân công giáo viên chuyên môn theo đúng năng lực. Và xây dựng thời khóa biểu sinh hoạt nhóm chuyên một cách hợp lý khoa học đồng thời cần phải quy định ngày nghỉ bộ mơn cho nhóm chun mơn để có thời gian kiểm tra lại hoạt động của chính bản thân giáo viên và hoạt động nhóm chun mơn
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong nhóm, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...).
- Điều hành hoạt động của nhóm (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ
của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong nhóm...);
- Đầu tư trang thiết bị nhà trường. Trang thiết bị trong nhà trường là thành phần không thể thiếu được trong quá trình dạy học và giáo dục. Trang thiết bị hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh thì phải tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.
- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào nhà trường sẽ cho phép giới thiệu những kiến thức chính xác, diễn cảm cho học sinh hơn, có điều kiện tối ưu hóa q trình học tập, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của học sinh.
Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, các sản phẩm phần cứng cũng như phần mềm thay đổi rất nhanh, tại thời điểm này chúng phục vụ tốt nhu cầu người dùng, nhưng một thời gian sau có thể bị lạc hậu, lỗi thời và được thay thế bằng một sản phẩm mới ưu việt hơn. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng nhất thiết phải nắm được yêu cầu của từng nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện HĐTCM, để có thể trang bị CSVC phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa nguồn kinh phí hạn chế. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ việc ưu tiên kinh phí cho vấn đề này. Trên cơ sở kết quả kiểm kê tài sản hàng năm, nhu cầu và sự phát triển của nhà trường cùng với điều kiện thực tế của đơn vị, Hiệu trưởng lập kế hoạch đầu tư, xây dựng, trang bị kịp thời phục vụ cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng, trang bị CSVC thiết bị CNTT phải thực hiện từng quý, từng học kỳ, từng năm học đảm bảo cho nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động của GV.
Với yêu cầu đổi mới PPDH, cần phải xây dựng và trang bị thiết bị CNTT đồng bộ cho phòng chuyên dùng. Trong mỗi phịng cần trang bị máy tính, máy chiếu, màn chiếu cố định; có hệ thống âm thanh; máy tính kết nối internet tốc độ cao để đáp ứng cho việc giảng dạy có ứng dụng CNTT của GV. Với phịng chun dùng này, GV dễ dàng trong việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH như sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT, bài giảng điện tử... Từ đó GV mới tích cực, phát huy hết năng lực ứng dụng CNTT của mình trong giảng dạy.
Xây dựng hệ thống mạng máy tính cục bộ trong tồn trường phục vụ cho việc chia sẻ, trao đổi thơng tin giữa đồn thể, tổ, bộ phận và cá nhân trong toàn trường. Hệ thống mạng này được kết nối internet để GV tra cứu, khai thác tài nguyên, thông tin trên tồn cầu. Hiện nay, cơng nghệ mạng không dây (wireless) rất phổ biến vì gọn
gàng và dễ kết nối, hệ thống mạng của trường nên triển khai theo hướng này. Ngoài ra, hiện nay hầu hết các phịng máy vi tính của các trường chỉ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập bộ môn Tin học. Như vậy, trong hoạt động của các trường, chưa khai thác triệt để chức năng của phịng máy vi tính. Do đó, cần trang bị đầy đủ thiết bị CNTT cũng như phần mềm để cho GV có điều kiện thuận lợi bố trí giảng dạy tương tác trực tiếp trên máy tính, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh bằng máy tính. Bên cạnh đó, cũng trang bị thêm các thiết bị CNTT như: máy chiếu overhead, máy in, máy chụp hình kỹ thuật số, máy quay phim kỹ thuật số,... đáp ứng tốt yêu cầu ứng dụng CNTT của đội ngũ GV.
Thường xuyên trang bị, cập nhật các phần mềm nghiệp vụ, phần mềm PPDH, phần mềm phục vụ cho nghiên cứu của GV. Đối với phần mềm ứng dụng, trong quá trình sử dụng do yêu cầu phát sinh của công việc nên luôn phải thường xuyên nâng cấp, cập nhật. Nên khuyến khích, tạo điều kiện để GV tự cập nhật phần mềm, tự viết ứng dụng, khi nào khơng được thì mới yêu cầu đến nhà cung cấp phần mềm. HT chỉ đạo tổ CNTT hướng dẫn cho GV sưu tầm các phần mềm miễn phí trên internet phục vụ cho cơng việc của mình. Nếu cần thiết thì nên trang bị các phần mềm theo đề nghị của GV.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Tăng cường đối thoại trực tiếp, thường xuyên giữa lãnh đạo và GV
Nhà trường cần đầu tư CSVC và phương tiện kỹ thuật, tạo sự ổn định lâu dài phục vụ hoạt động sư phạm của đội ngũ GV.
Sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, Sở GD- ĐT, Sở tài chính, UBND huyện về kinh phí cho việc tăng cường CSVC, thiết bị dạy học. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các tổ chức xã hội hỗ trợ nhà trường về các nguồn tài lực, vật lực, giúp tăng cường CSVC của nhà trường theo tinh thần xã hội hoá giáo dục