Khái niệm năng lực

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua tổ chức dạy học chương sóng cơ và sóng âm vật lí 12 theo định hướng giáo dục stem (Trang 33 - 35)

1.4.1 .Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề

1.4.1.1. Khái niệm năng lực

Chương trình GDPT nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ DH cung cấp nội dung sang DH định hướng phát triển NL HS. Khái niệm NL là phạm trù được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và tiếp cận với nhiều cách diễn đạt khác nhau:

Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD, 2002): “Năng lực

được hiểu là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. [10]

F.E.Weinert (2001) cho rằng: “Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học

được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội…và khả năng vận dụng các cách GQVĐ một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”[22].

Theo Lương Việt Thái và cộng sự (2011): “Năng lực là tổng hợp những thuộc

tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy”.

Theo Đỗ Hương Trà (2016): “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các

kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … để thực hiện thành cơng một loại cơng việc trong một bối cảnh nhất định”.[5]

Theo Bộ GD và ĐT (2018): “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành,

phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể ”.[3]

Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng điểm chung của các nhà nghiên cứu đều xác định khái niệm NL là khả năng thực hiện (phải biết làm), chứ không phải chỉ biết và hiểu. Đồng thời, việc thực hiện phải gắn với các yếu tố như: kiến thức, kĩ năng, ý thức và thái độ, ... Điều này thể hiện cấu trúc của NL được tạo thành từ những thành tố cơ bản: tri thức, kĩ năng, thái độ và được vận dụng để giải quyết các VĐ hay một tình huống nào đó. Cấu trúc này được thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc đa thành tố của NL (Đỗ Hương Trà, 2016)

Với đối tượng HS, trong phạm vi luận văn, chúng tôi hiểu: “Năng lực của HS

là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép HS thực hiện thành công một nhiệm vụ nảy sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống với bối cảnh nhất định bằng việc huy động, vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí (niềm tin, ý chí, hứng thú, …). NL của HS khơng chỉ được hình thành bằng sự cộng gộp đơn thuần của tri thức,

kĩ năng, thái độ vì đó chỉ mới là những điều kiện cần có của NL. NL chỉ tồn tại và phát triển trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Do đó, để hình thành NL thì HS nhất thiết phải vận dụng những thành tố đó vào trải nghiệm những VĐ thực tiễn.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua tổ chức dạy học chương sóng cơ và sóng âm vật lí 12 theo định hướng giáo dục stem (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)