Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 64 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc đưa ra các biện pháp quản lí hoạt động PHBM phải dựa vào điều kiện thực tiễn hiện có của từng trường; bởi mỗi đơn vị có đặc thù riêng về nguồn nhân lực con người, đặc thù về trang bị cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học khác,… Do vậy, các biện pháp nêu ra để áp dụng quản lí hoạt động PHBM nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp là một trong những yếu tố cần được giải quyết địi hỏi người Hiệu trưởng trường THPT phải tìm ra các biện pháp quản lí của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp phải đảm bảo phù hợp với hồn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, mơi trường của nhà trường THPT.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

QTDH được xem như một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố liên hệ tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới. Các thành tố của QTDH là:mục đích dạy học, nội dung dạy học, PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, GV, HS. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống địi hỏi các biện pháp phải được tổ chức hợp lí để cho tác động có tính hệ thống đến tồn bộ các thành tố của QTDH nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và đạt được mục tiêu của quá trình này. Mục tiêu dạy học ở PHBM luôn gắn liền với mục tiêu môn học, nằm trong hệ thống mục tiêu giáo dục chung. Vì vậy địi hỏi các biện pháp đưa ra phải đồng bộ và cân đối, đồng thời phải xác định trọng tâm và ưu tiên hợp lí.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí PHBM một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lí với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp cần được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách khách quan và phù hợp với điều kiện thực tế của nơi áp dụng nó. Chính vì vậy việc nghiên cứu kĩ điều kiện thực tiễn tại cơ sở áp dụng biện pháp là điều hết sức cần thiết trong việc đưa ra các biện pháp hiệu quả.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí PHBM một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Để đạt được điều này,

khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lí với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp cần được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách khách quan và phù hợp với điều kiện thực tế của nơi áp dụng nó. Chính vì vậy việc nghiên cứu kĩ điều kiện thực tiễn tại cơ sở áp dụng biện pháp là điều hết sức cần thiết trong việc đưa ra các biện pháp hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)