Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư nâng cấp, xây dựng phòng học bộ môn

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 72 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lí PHBM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư nâng cấp, xây dựng phòng học bộ môn

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường CSVC, trang TBDH của PHBM chính là tăng cường khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá vào thực tiễn, xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện giúp giáo viên tiếp cận với xu thế dạy học hiện đại, phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở các trường THPT.

Trong điều kiện hiện nay, nguồn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động giáo dục cịn eo hẹp, nếu chỉ trơng vào ngân sách nhà trường hoặc địa phương hỗ trợ thì khó có được CSVC như mong muốn. Vì vậy, mỗi nhà trường cần chủ động, sáng tạo tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng xã hội khác để củng cố, tăng cường CSVC, TBDH của PHBM đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Những yêu cầu đổi mới đối với việc trang bị CSVC, TBDH đòi hỏi các nhà trường phải sử dụng hợp lí các nguồn kinh phí đầu tư nhà nước, đầu tư của địa phương với kết quả của cơng tác xã hội hóa giáo dục. Hiệu trưởng các trường THPT cần hướng tới các biện pháp quản lí để khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả những thiết bị hiện có, được cấp, tự cung cấp, mặt khác cần chú ý khai thác tiềm năng của giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong việc tìm kiếm và sử dụng trang TBDH. Vừa cung cấp, đáp ứng yêu cầu TBDH, vừa chú ý quản lí, kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng khơng sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả các thiết bị giáo dục hiện có.

Tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính bằng nhiều con đường khác nhau, mở rộng các nguồn đầu tư khai thác các tiềm năng về nguồn lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Làm tốt công tác XHHGD để tăng cường CSVC trong điều kiện có hạn về ngân sách.

Luôn bổ sung các TBDH để phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và sự phát triển của nhà trường. Chú ý đến các TBDH hiện đại để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy và học ở PHBM. GV và HS tích cực làm đồ dùng dạy học bổ sung cho PHBM.

Ban hành hệ thống các quy định quản lí khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học. Chỉ đạo khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ khai thác và sử dụng hiệu quả TBDH cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá cơng tác quản lí, sử dụng hiệu quả TBDH của CB, GV.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Trước hết, cần tiến hành rà soát hàng năm để nắm được thực trạng CSVC, trang TBDH trong nhà trường. Thông qua tổ chuyên môn để nắm được nhu cầu của cán bộ giáo viên về TBDH, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Tiếp theo, lập dự toán mua sắm những trang TBDH ở mức tối thiểu, đối chiếu với khả năng kinh phí hiện có để thấy được phần cịn thiếu.

Dự kiến các nguồn lực có thể huy động từ: chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn...

Lập kế hoạch, phương thức huy động đảm bảo khả thi.

Tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, phân tích cho họ biết thực trạng CSVC, trang TBDH của nhà trường, cái gì đáp ứng yêu cầu đổi mới, cái gì chưa đáp ứng. Phân tích cho họ thấy nếu CSVC trang thiết bị của nhà trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì con em họ sẽ được hưởng quyền lợi gì. Đề nghị họ truyền đạt lại cho phụ huynh học sinh của từng lớp và kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.

Tham mưu với cấp trên đầu tư có trọng điểm, hiện đại hóa CSVC, trang TBDH được xây dựng hay mua mới, tránh tình trạng chắp vá.

Tổng hợp các nguồn tài chính có được, đối chiếu với dự tốn ban đầu, nếu kinh phí chưa đủ thì lựa chọn ưu tiên những hạng mục cần thiết, nếu nhiều hơn dự kiến có

thể tăng quy mô, số lượng các CSVC thiết bị hơn mức tối thiểu dự kiến ban đầu.

Trong đầu tư mua sắm cần phân bổ nguồn vốn thích đáng cho mua thiết bị hiện đại: Máy vi tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học, phần mềm TKB... Đầu tư mua sắm và bổ sung thêm các đồ dùng thí nghiệm, thực hành, mơ hình, mẫu vật. Tăng cường mua sách tham khảo cho GV. Mua các sản phẩm đĩa mềm cho các bộ môn.

Hiệu trưởng trực tiếp giao kế hoạch làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học đến từng giáo viên, kiểm tra theo kế hoạch, đưa nội dung làm và sử dụng đồ dùng dạy học là một tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm, tiết dạy không sử dụng đồ dùng, hay có đồ dùng mà khơng sử dụng thì đánh giá tiết dạy đó khơng đạt yêu cầu.

Xây dựng phong trào tự làm đồ dùng dạy học; cải tiến thiết bị, đồ dùng hiện có của nhà trường, sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, tự làm mơ hình, vẽ tranh…; tự làm các dụng cụ thí nghiệm, tự chụp ảnh quay phim và biên tập phim. Vẽ các bản đồ, biểu đồ, các loại bảng biểu thống kê bộ mơn; làm bảng nhóm, bảng phụ. GV và HS tự làm đồ dùng dạy học sẽ phù hợp với mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học ở PHBM trong thực tế và tiết kiệm được kinh phí mua sắm. Có thể sử dụng các phần mềm dạy học, soạn bài giảng điện tử, bài giảng Elearning, các thí nghiệm ảo để sử dụng trên lớp hoặc học sinh có thể tự học ở nhà.

Tăng cường biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn cho GV về cách tự làm các phương tiện dạy học hoặc hướng dẫn các tính năng, tác dụng của các phương tiện dạy học hiện đại theo hướng đổi mới phương pháp. Khai thác thư viện học liệu điện tử để ứng dụng trong giảng dạy.

Tổ chức thi đồ dùng dạy học của giáo viên, có các hình thức động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân có ý thức tự tìm tịi, sáng tạo những đồ dùng phục vụ cho giảng dạy.

Đối với cán bộ quản lí, nhân viên làm cơng tác quản lí thiết bị dạy học và giáo viên tham gia sử dụng thiết bị dạy học phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng cơng tác quản lí, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học.

Cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Nhà trường tuân thủ tác động từ khâu trang bị, sử dụng, bảo quản. Ở mỗi khâu này nó đều gắn với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tích tổng kết, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)