THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƢ TẠI VIỆT NAM, NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN
3.1.1 Tình hình thực thiện dự án hợp tác công-tƣ trên toàn lãnh thổ Việt Nam:
TÁC CÔNG TƢ TẠI VIỆT NAM, NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN
NGHỊ
3.1 Thực trạng thực hiện các dự án theo mô hình hợp tác công-tƣ ở Việt Nam: ở Việt Nam:
3.1.1 Tình hình thực thiện dự án hợp tác công-tƣ trên toàn lãnh thổ Việt Nam: Nam:
Mặc dù Quyết định 71/2010/QĐ-TTg đã được ban hành cách đây hơn ba năm, song đến nay, tại Việt Nam, mới chỉ có Dự án Dầu Giây- Phan Thiết được phê duyệt và đang tiến hành triển khai theo Quyết định này. Theo dự kiến, dự án sẽ được triển khai xây dựng năm 2014 và hoàn thành trong 2018. Tổng chiều dài khoảng 98,7 km và chi phí xây dựng khoảng 750 triệu USD.
Trong khi đó tại báo cáo về tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BTO,BOT,BT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2012 cho biết.Tính tới thời điểm 31/12/2010 theo báo cáo từ 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hai Bộ có dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT,BTO,BT. Tổng số dự án có tất cả 384 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 1.114.663 tỷ đồng đã được cấp phép và đang kêu gọi đầu tư. Trong số đó, các địa phương quản lý 342 dự án với tổng số vốn đầu tư là 660.831 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,1% về số dự án và 59,3% về tổng vốn đầu tư. Bộ Giao thông vận tải quản lý 29 dự án với tổng số vốn đầu tư là 88.111 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,6% về số dự án và 7,9 % về vốn đầu tư; Bộ Công thương quản lý 13 dự án với tổng số vốn đầu tư là 365.720 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,4% về số dự án và 32,8% về số vốn đầu tư. Cụ thể:
36
Phân loại theo hình thức đầu tư:
Dự án BOT: 129 dự án với tổng số vốn đầu tư 604.389 tỷ đồng.
Dự án BTO: 2 dự án với tổng số vốn đầu tư là 918 tỷ đồng.
Dự án BT: 211 dự án với tổng số vốn đầu tư 324.129 tỷ đồng.
Dự án BT kết hợp với BOT: 42 dự án với tổng vốn đầu tư 185.227 tỷ đồng.
Theo đó ta có các biểu đồ so sánh như sau:
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hình 4: Tỷ trọng số các dự án phân theo hình thức đầu tƣ (%)
Xét về số dự án, thì số lượng các dự án đầu tư theo hình thức BT chiếm chủ yếu, chiếm 54,95%; tiếp đến là dự án theo hình thức BOT, chiếm 33,59%; dự án BT kết hợp BTO chiếm 10,94%; và ít tỷ trọng ít nhất là hình thức dự án BTO chiếm 0,52%.
37
Nguồn:Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hình 5: Tỷ trọng vốn đầu tƣ các dự án phân theo hình thức đầu tƣ(%)
Xét về số vốn đầu tư, thì mô hình dự án BOT lại chiếm tỷ trọng cao nhất, với tỷ trọng vốn đầu tư chiếm 54,22%; trong khi đó dự án BT mặt dù chiếm số lượng nhiều nhất, gần gấp đôi số lượng dự án BOT, nhưng chỉ có tổng số vốn đầu tư khoảng 29,8%. Tiếp theo là các dự án BT kết hợp với BOT chiếm 16,62% vốn đầu tư và dự án BTO chiếm 0,08%.
Qua đó ta có thể thấy, tại Việt Nam hai hình thức BT và BOT là các hình thức đầu tư được ưa chuộng . Trong đó hình thức BOT thường được áp dụng với các dự án có vốn đầu tư lớn thời gian thi công kéo dài, còn BT được áp dụng với các dự án có số vốn đầu tư nhỏ.
Tình hình triển khai các dự án
Trong số 342 dự án thực hiện do địa phương quản lý có 38 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 25. 675 tỷ đồng;
38
có 79 dự án đang thẩm tra để cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 92.600 tỷ đồng .
Ngoài ra, số liệu tổng hợp từ các địa phương cho thấy: các địa phương hiện đang kêu gọi đầu tư 185 dự án với tổng vốn đầu tư 463.488 tỷ đồng và dự kiến kêu gọi đầu tư 40 dự án với tổng vốn đầu tư 79.069 tỷ đồng.
Còn theo số liệu báo cáo từ Bộ Giao thông vận tải trong số 29 dự án do Bộ quản lý, có 7 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác với tổng vốn đầu tư 4001 tỷ đồng, 10 dự án đang triển khai thi công với tổng số vốn đầu tư 32.639 tỷ đồng, 4 dự án đang xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư 50.371 tỷ đồng, còn 1 dự án đang kêu gọi đầu tư với vốn đầu tư 1100 tỷ đồng.
Còn 13 dự án do Bộ Công thương quản lý, đã có 2 dự án hoàn thành đưa vào khai thác với tổng vốn đầu tư 824 triệu USD- tương đương 16.480 tỷ đồng, 1 dự án đang thi công với tổng vốn đầu tư 1.950 triệu USD- tương đương 39.000 tỷ đồng, 1 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư 2.250 triệu USD tương đương 45.000 tỷ đồng, 6 dự án đang đàm phán ký kết hợp đồng với tổng vốn đầu tư 10.450 triệu USD- tương đương 209.000 tỷ đồng, 3 dự án đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư dự kiến 2.812 triệu USD- tương đương 56.240 tỷ đồng.
Sau 20 năm triển khai áp dụng hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT tới nay, cả nước đã cấp phép và lựa chọn được nhà đầu tư cho 155 dự án với tổng vốn đầu tư 514.765 tỷ đồng, đã góp một phần đáng ghi nhận vào phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Một số công trình hoàn thành và đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả đối với việc cải thiện và nâng cao năng lực về giao thông, cấp điện, nước sạch…Ở một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…các dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã góp phần cải thiện tình trạng giao thông thúc đẩy sản xuất phát triển và góp phần vào việc phát triển kinh tế-
39
xã hội của địa phương, của vùng và đặc biệt các khu công nghiệp của địa phương.
Tuy nhiên, qua thực tiễn các dự án được thực hiện và báo cáo từ các cơ quan giám sát cũng như của các địa phương, Bộ, ngành cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các dự án này.