Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

Nhận thức, năng lực của cán bộ quản lí, các cấp chính quyền và người dân với cơng tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn chưa thay đổi kịp theo hướng tích cực hơn. Địa phương và các Trung tâm đã chậm huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác đào tạo nghề và hỗ trợ, tạo điều kiện giúp người sau học nghề tổ chức sản

xuất, kinh doanh.

Về phía người học cũng chậm nhận thức hơn về nghề nghiệp, học theo phong trào, học chỉ để biết, không chủ động học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp; học nghề để nắm vững khoa học kỹ thuật, từng bước thay đổi thói quen canh tác theo hướng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nâng cao thu nhập.

Lãnh đạo các Trung tâm và chính quyền các cấp ở địa phương chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm, gắn đào tạo nghề với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ngồi các cơ sở đào tạo nghề, các địa phương cũng thu hút được các nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi, kỹ sư, làng nghề…và các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp, tham gia giảng dạy. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã không quan tâm, hợp tác với các cơ sở đào tạo để xây dựng giáo trình, hỗ trợ địa bàn thực tập, tuyển dụng học viên sau khóa học.

Tiểu kết Chƣơng 1

Quản lý đào tạo nghề hướng tới chất lượng thực chất là quản lý các yếu tố mục tiêu đào tạo nghề, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, hoạt động dạy - học nghề, sự đáp ứng của CSVC, trang thiết bị, phương tiện, môi trường đào tạo nghề, sự phù hợp của kiểm tra, đánh giá, tổ chức bộ máy đào tạo nghề,…Trong q trình quản lý cơng tác đào tạo nghề, các yếu tố này luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh nhiều tình huống quản lí cần giải quyết.

Vì vậy, các nhà quản lý đào tạo nghề cần hiểu rõ sự vận động của các yếu tố này, cần phải thường xuyên theo dõi để có thể đánh giá, xử lý kịp thời mọi sự thay đổi của các yếu tố đó. Từ đó, làm cho cơng tác giáo dục nói chung cũng như cơng tác đào tạo nghề nói riêng phát triển một cách nhất định và liên tục. Như vậy, qua nghiên cứu về cơ sở lý luận của quản lí đào tạo nghề, ta có thể tìm thấy những điểm chung nhất về công tác tổ chức và quản lý của các cơ sở đào tạo là:

- Xác định được mục tiêu, kế hoạch chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo. Hoạt động đào tạo của cơ sở phải gắn liền với nhu cầu của người học, của xã hội và đặc biệt là các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất. Quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trung tâm GDNN - GDTX tại tỉnh Vĩnh Long giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo.

Qua phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản về chất lượng đào tạo nghề, nội dung quản lý chất lượng ĐTN, các nhân tố tác động đến quản lý chất lượng đào tạo nghề, đó là những vấn đề có tính chất cốt lõi làm cơ sở lý luận cho việc quản lý chất

lượng ĐTN ở Trung tâm GDNN - GDTX nói chung và Trung tâm GDNN - GDTX tại tỉnh Vĩnh Long nói riêng, những vấn đề có tính chất lí luận trên đây là tiền đề lí luận để khẳng định quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trung tâm GDNN - GDTX tại tỉnh Vĩnh Long đó là tổng thể cách thức, biện pháp của chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình đào tạo trong các trung tâm, đồng thời quản lý mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động để t lệ có việc làm sau tốt nghiệp, năng lực thực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân sản xuất, dịch vụ và khả năng phát triển nghề nghiệp đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra.

Những vấn đề lý luận trên đây còn là cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ĐTN ở Trung tâm GDNN – GDTX tại tỉnh Vĩnh Long sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)