Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 2010 – 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương VN (Trang 36 - 38)

Thứ 3 Cho vay thanh toán bắt buộc

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Vietinbank

2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 2010 – 2013

Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào tháng 11/2006 đã trở thành sự kiện quan trọng đánh dấu một bước mới cho sự phát triển của nền kinh tế và của hoạt động XNK. Tuy nhiên, năm 2008, nền kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh cuộc suy thoái kinh tế thế giới diễn ra trên quy mơ tồn cầu. Điều đó đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của Việt Nam.

hồi nhẹ, giá nhiều nhóm hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại đã tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hố xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động XNK năm 2010 tăng cả về quy mơ và tốc độ, xuất khẩu hàng hố đều vượt mức kế hoạch đề ra. Kết quả xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao (25,5%) vượt mức kế hoạch. Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009, mặc dù một số mặt hàng vẫn cịn có mức nhập khẩu cao. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 khoảng 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009.

Bước sang năm 2011, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng tình hình XNK của Việt Nam vẫn khá tích cực. Trong năm, doanh số xuất khẩu đạt 96,3 tỷ đô la Mỹ, gấp 122,8 lần năm 1986 và 6,7 lần năm 2000 và tăng 33,3% so với năm 2010, cao hơn nhiều mức tăng 25,5% của 2010. Giá hàng hóa thế giới tăng là ngun nhân chính giúp tăng xuất khẩu trong năm 2011. Nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 24,7% so với cùng năm trước, cao hơn mức tăng 20,1% của năm 2010, nguyên nhân chủ yếu cũng là do giá hàng hóa thế giới tăng.

Xuất khẩu năm 2012 tiếp tục phát huy đà tăng trưởng của năm 2011 với nhiều điểm nhấn được ghi nhận tích cực hơn, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy và là lực đỡ cho đà suy giảm kinh tế đất nước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 chuyển dịch khá mạnh. Khu vực FDI là đầu tàu xuất khẩu tuy nhiên năm này xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm các mặt hàng gia cơng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép...

Tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 113,79 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2011. Tổng kim ngạch XNK cả nước năm 2012 đạt gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2011. Như vậy, năm 2012 Việt Nam xuất siêu 780 triệu USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là -0,7%.

XNK của Việt Nam trong năm 2013 đã có bước phát triển đáng kể, quy mơ và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đều vượt các chỉ tiêu đặt ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2013 đạt khoảng 132,13 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của Quốc hội đề ra (là 126,1 tỷ USD, tăng 10%)

tương đương tăng 17,61 tỷ USD về số tuyệt đối. Mặc dù trong năm, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như giá xuất khẩu một số mặt hàng giảm, thị trường xuất khẩu tại một số địa bàn bị thu hẹp. Song nhờ thích ứng tốt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao, vượt mục tiêu đề ra, như: dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện.... Điều này đã phản ánh năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của nền kinh tế ngày càng được mở rộng, cơ cấu hàng xuất khẩu từng bước đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm qua chế biến. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt hơn 132,14 tỷ USD, tăng 16,1% so với nhập khẩu năm 2012, tương ứng tăng 18,35 tỷ USD về số tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương VN (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w