Trước khi bắt đầu tiến trình PTD, trên thực tế có nhiều hoạt động chuẩn bị nên được thực hiện. Những hoạt động này bao gồm:
- Chọn lựa các điểm cộng đồng và các câu lạc bộ (câu lạc bộ khuyến nông hay câu lạc bộ nông dân ‐ viết tắt là CLB).
- Giới thiệu chương trình đến các thành viên của CLB.
- Thực hiện PRA để có những hiểu biết cơ bản về CLB và các hệ thống canh tác ở địa phương.
- Huấn luyện cho các CBKN tại điểm…
Tiến trình của PTD bao gồm 5 bước diễn ra liên tục. PTD gồm có các bước xác định và phân tích vấn đề, tìm các giải pháp, thí nghiệm, phổ biến kết quả, và thể chế hóa ‐ nhân rộng PTD.
▪ Bước 1 ‐ Xác định trở ngại/ nhu cầu
Các thành viên của CLB sẽ xác định và phân tích các vấn đề mà họ đang gặp phải. Họ sẽ cố gắng xác định các nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề này và thiết lập nên mối quan hệ giữa nguyên nhân ‐ hậu quả. Họ sẽ quyết định các vấn đề nào mà họ muốn giải quyết.
▪ Bước 2 ‐ Xác định các giải pháp, ý tưởng mới
Các thành viên của CLB sẽ xác định các giải pháp khả thi (các chọn lựa) đối với các vấn đề mà họ muốn giải quyết. Những chọn lựa này có từ các nguồn khác nhau: từ chính những thành viên của CLB, các nông dân khác, các CBKN, các trạm nghiên cứu, báo đài, vv..
Các thành viên CLB sẽ đánh giá tất cả các chọn lựa và quyết định chọn lựa nào họ muốn để làm thử nghiệm.
▪ Bước 3 ‐ Thử nghiệm
Các thành viên CLB sẽ thử nghiệm các giải pháp được chọn. CBKN có thể giúp đỡ họ thiết kế các thí nghiệm (đơn giản!). Các thành viên tham gia thí nghiệm sẽ phải tự quản lý các thí nghiệm. Họ sẽ sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có của họ. Các thành viên thực hiện định kỳ các cuộc viếng thăm điểm thí nghiệm và tổ chức các cuộc họp để giám sát các thí nghiệm. Những nơng dân khác (không phải là thành viên của CLB) cũng có thể thăm điểm thí nghiệm. Vào cuối thí nghiệm, các thành viên của CLB sẽ đánh giá các thí nghiệm sử dụng các tiêu chí của họ.
56
Những khuyến cáo kỹ thuật khác nhau sẽ được phát triển cho những nơng dân khác nhau, tùy vào tình trạng kinh tế, giới tính, tuổi tác, sự ưa thích…
▪ Bước 4 ‐ Phổ triển kết quả
Các kết quả thí nghiệm và những tiến bộ kỹ thuật sẽ được phổ biến đến những nông dân khác, hầu như sự phổ biến này thông qua nông dân ‐ đến ‐ nơng dân. CBKN có thể hỗ trợ cho sự phổ biến này bằng cách tổ chức những buổi viếng thăm và các buổi tập huấn nông dân ‐ đến ‐ nông dân. Trong sự hợp tác với nơng dân, họ có thể phát triển tài liệu bướm, phổ biến trên ti vi hoặc băng video, vv.
▪ Bước 5 ‐ Thể chế hóa, Nhân rộng
Một vài thành viên của CLB có thể được huấn luyện để trở thành người điều hành chính CLB của họ. Họ có thể tiếp quản vai trị của cán bộ khuyến nơng. CBKN có thể đi đến vùng khác và làm việc với các cộng đồng khác. Câu lạc bộ có thể kết nối với các tổ chức của nơng dân. Những tổ chức này có thể giúp cho nơng dân để đi đến những cam kết, ví dụ thị trường, hợp tác xã. Họ có thể liên kết nơng dân với các cơ quan tín dụng và tiết kiệm. Họ có thể đàm phán với những viên chức của chính quyền và các cơng ty. CBKN và các thành viên CLB nên làm tài liệu đúc kết các kinh nghiệm của họ về phương pháp PTD. Họ có thể viết các bài báo, đưa vào trong các trang web, tạo ra các tài liệu nghe nhìn, vv. Những kinh nghiệm bằng tài liệu như vậy có thể rất hữu ích cho nơng dân, các nhà nghiên cứu và hoạt động khuyến nông ở những vùng khác.
Ban quản lý dự án có thể sử dụng những kinh nghiệm nầy để vận động các cơ quan nghiên cứu, các trung tâm khuyến nông và cơ quan nhà nước. Họ nên cố gắng thuyết phục các nhà làm chính sách để hỗ trợ phổ biến phương pháp PTD tới các huyện, tỉnh, ngay cả các vùng khác. Những nhà làm chính sách có thể mở rộng PTD trong các chính sách nơng nghiệp, có thể cung cấp nguồn lực cho huấn luyện đào tạo…
CÂU HỎI ÔN TẬP
1/ Nêu khái niệm về PTD? Những đặc điểm chủ yếu của PTD?
2/ Tiến trình PTD có bao nhiêu bước? Trình bày và giải thích các bước trong tiến trình PTD?
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ NN & PTNT. Giáo Trình Khuyến Nơng. NXBNN, 1999.
2. Bộ NN & PTNT. Tài liệu tập huấn công tác khuyến nông. Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2007.
3. Bộ NN & PTNT. Tài liệu tập huấn khuyến nông. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2001
4. Đỗ Hoàng Hiệp- Phạm Trang – Nguyễn Thành. Một số vấn đề về công tác khuyến ngư. NXBNN, 2001.
5. Nguyễn Duy Cần. Tài Liệu Tập Huấn Về Phương Pháp Khuyến Nơng Có Sự Tham Gia, Viên NC&PT Hệ Thống Canh Tác ĐHCT, 2003.
6. Nguyễn Thị Kim Nguyệt. Bài giảng Khuyến Nông.Khoa Nông Nghiệp- Đại Học Cần Thơ, 2001.