5. Xử lý vi phạm quy định về sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực
5.3. Trình tự xử lý hàng giả
- Lập biên bản: khi kiểm tra phát hiện thuốc BVTV vi phạm các lực lượng chức năng phải làm biên bản. Biên bản phải ghi rõ số lượng, chất lượng, tình trạng bao bì và phải có chữ ký của đối tượng vi phạm và người làm chứng. Phải bảo quản tang vật cẩn thận, chống hư hỏng mất mát.
- Kiểm nghiệm, giám định thuốc BVTV vi phạm: trường hợp nghi ngờ về chất lượng hàng hoá, bao bì phải gửi mẫu đi kiểm nghiệm, giám định tại các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng, có thẩm quyền (có biên bản giao nhận mẫu).
- Dựa vào kết quả kiểm tra, giám định ra quyết định xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền và theo các qui định hiện hành.
Nguyên tắc chung
+ Người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp khác được pháp luật qui định.
+ Phạt cảnh cáo áp dụng đối với các vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ. + Phạt tiền: căn cứ vào mức độ vi phạm để quyết định mức phạt tiền trong khung hình phạt qui định.
+ Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ có thể phạt mức thấp nhưng khơng được dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
+ Vi phạm có tình tiết tăng nặng có thể phạt mức cao nhất của khung phạt tiền đã được qui định.
+ Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo qui định.
Ví dụ: Căn cứ Điểm b, Khoản 4, Điều 14, Chương II của Nghị Định
26/2003/NĐCP, ngày 19/3/2003 về xử phạt hành chính trong lính vực Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật thì đối với hành vi bn bàn thuốc cấm sử dụng từ 5kg (lít) đến dưới 10kg (lít) thuốc thành phẩm bị phạt tiền từ 3 triệu đến 6 triệu đồng. Hình phạt bổ sung của hành vi này là niêm phong, tịch thu, tiêu huỷ thuốc vi phạm, tước quyền sử dụng Giấy Chứng Chỉ Hành Nghề.