Chi phí các hoạt động CSR của Coca-Cola ở nghĩa vụ Kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội của coca cola việt nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020 (Trang 43 - 49)

Các hoạt động Số tiền (USD) Tỷ trọng

(%)

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 915,000 31%

Nghiên cứu thị trường 235,000 8%

Nghiên cứu về thói quen và hành vi tiêu dùng 50,000 2%

Dự án đánh giá ý tưởng sản phẩm và thử sản phẩm 100,000 3%

Mua số liệu các tiệm bán lẻ (Nielsen) 50,000 2%

Mua số liệu tiêu dùng (Kantar) 35,000 1%

Phát triển sản phẩm mới (Chi phí R&D Thượng Hải) 680,000 23%

Kiểm định chất lượng sản phẩm 2,000,000 69%

Khấu hao máy móc 400,000 14%

Chi phí nhân lực kiểm định nội bộ 1,500,000 51%

Chi phí thuê tổ chức kiểm định độc lập 100,000 3%

Như đề cập ở trên, hoạt động CSR thuộc khía cạnh Kinh tế của Coca-Cola bao gồm các hoạt động liên quan đến Nghiên cứu và phát triển sản phẩm và hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm. Hàng năm, Coca-Cola Việt Nam chi khoảng 235 nghìn USD cho các dự án Nghiên cứu thị trường bao gồm các dự án nhằm tìm hiểu về thói quen và hành vi tiêu dùng, thử sản phẩm, và chi phí mua các số liệu bán hàng của các tiệm bán lẻ (Retail Audit, Nielsen) hay số liệu về tiêu dùng (Consumer panel, Kantar). Về mặt phát triển sản phẩm, Bộ phận R&D Châu Á Thái Bình Dương với trụ sở ở Thượng Hải – Trung Quốc sẽ chịu chi phí này.

Chi phí của hệ thống kiểm định và kiểm tra chất lượng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí ở Nghĩa vụ Kinh tế (69%) tương đương 2 triệu USD/ năm bao gồm máy móc chuyên dụng, khấu hao, nhân lực và kiểm tra tại phòng lab của khu vực Châu Á tại Thượng Hải kết hợp với kiểm tra từ tổ chức giám định bên ngoài. Điều này cho thấy Coca-Cola Việt Nam rất chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Mỗi sản phẩm sản xuất ra để đến được tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu kiểm định và đánh giá để đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng và giữ được hương vị thơm ngon đúng chuẩn.

2.2.2 Nghĩa vụ Pháp lý:

2.2.2.1 Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Pháp lý:

Mục tiêu của Coca-Cola ở nghĩa vụ Pháp lý là đảm bảo cho Doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật, cập nhật đầy đủ các quy định mới nhằm giúp cho Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trôi chảy, không vướng phải các vi phạm pháp luật và nắm vững luật pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Coca-Cola trong các giao dịch với đối tác và nhà cung cấp.

Ngoài ra mục tiêu CSR ở nghĩa vụ Pháp lý cịn giúp cơng ty quản lý những rủi ro có thể gặp phải về mặt pháp luật, giúp cho tập đoàn giữ vững những cam kết tuân thủ luật pháp trên tất cả các quốc gia hoạt động.

2.2.2.2 Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ Pháp lý:

Một lẽ dĩ nhiên, để có thể tồn tại và hoạt động tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua, Coca-Cola Việt Nam cam kết mọi hoạt động kinh doanh đều tuân thủ luật pháp Việt Nam bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật lao động… Với tư cách là người sử dụng lao động, Coca-Cola thực hiện đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm cho người lao động. Những chi phí này chiếm một phần khơng nhỏ trong ngân sách của công ty nhưng đảm bảo sự đóng góp xứng đáng của cơng ty vào quỹ an sinh xã hội chung.

2.2.2.3 Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ Pháp lý:

Chi phí tuân thủ gồm các chi phí hành chính, giấy tờ, mua sắm thiết bị. Đó cũng có thể là các chi phí khó nhận thấy như: chi phí liên quan đến việc nắm bắt các quy định mới (thuê kế toán, dịch vụ pháp lý, nghiên cứu, phần mềm); thuê nhân viên mới, tập huấn nhân viên cũ để đáp ứng yêu cầu của quy định mới; chi phí theo dõi việc thực thi quy định mới;…Ngồi ra, tại Coca-Cola Việt Nam, chi phí Luật pháp cũng có thể là chi phí th tư vấn luật pháp từ bên ngồi. Nhưng những khoản chi phí này khơng cố định và phát sinh bất thường khi Nhà nước có những quy định mới hoặc cơng ty có những vấn đề liên quan đến Pháp luật. Do đó, ở nghĩa vụ này, tác giả chưa thể thống kê được chi phí hàng năm.

2.2.3 Nghĩa vụ Đạo đức:

2.2.3.1 Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Đạo đức:

Hoạt động sản xuất của các nhà máy nói chung và Coca-Cola nói riêng đều làm cho mơi trường trở nên ơ nhiễm hơn do thải một lượng chất thải ra không nhỏ ra mơi trường. Ngồi ra, trong quá trình sản xuất, Coca-Cola sử dụng lượng lớn tài nguyên nước và nông nghiệp làm cho lượng tài ngun nhỏ dần và nếu khơng có kế hoạch tái tạo hợp lý, nguồn tài nguyên sẽ có khả năng bị cạn kiệt. Chính vì vậy, Coca-Cola nhận thức được trách nhiệm của Doanh nghiệp với môi trường trong việc cải tạo môi trường

bị ơ nhiễm và hồn trả lại lượng tài nguyên cho môi trường. Mục tiêu của Coca-Cola trong hoạt động CSR ở nghĩa vụ đạo đức:

- Hạn chế tối đa lượng nước thải và xử lý đúng theo quy định của Pháp luật trước khi thải ra môi trường

- Cải tạo những khu vực bị ô nhiễm ở các khu vực sản xuất tại 3 nhà máy của Coca-Cola

- Hoàn trả 100% lượng nước sạch cho môi trường vào năm 2020

- Tái tạo nguồn tài nguyên nông nghiệp thông qua các chương trình xây dựng nhà cung cấp bền vững

Tựu chung những mục tiêu CSR trong lĩnh vực Đạo đức cho thấy công ty thể hiện quyết tâm xây dựng Mơ hình cơng ty đề cao những chuẩn mực Đạo đức trong kinh doanh. Qua đó, cơng ty khơng chỉ tuân thủ theo những quy định ràng buộc của pháp luật mà sẽ hướng đến việc tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức cao hơn với những yêu cầu nghiêm khắc hơn về mặt khí thải, nước thải và mơi trường. Nói cách khác, cơng ty sẽ tự giác thực hiện các nguyên tắc đạo đức đã đề ra mà khơng cần có sự chế tài của Pháp luật. Xây dựng hình ảnh đạo đức trong kinh doanh cịn giúp cơng ty xây dựng được sự tự hào cho các nhân viên làm việc cho công ty, xây dựng danh tiếng và sự kính trọng đối với các cơ quan ban ngành. Do đó, nó cũng giúp các hoạt động diễn ra được thuận lợi hơn.

2.2.3.2 Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ Đạo đức:

Như đã trình bày trong lý thuyết theo mơ hình Kim Tự Tháp của Caroll việc tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả những cam kết ngoài luật, phải kinh doanh phù hợp với phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức xã hội, đó chính là Nghĩa vụ đạo đức. Mặc dù mang tính chất tự nguyện nhưng Nghĩa vụ đạo đức lại chính là trung tâm của hoạt động CSR. Những hoạt động trong Nghĩa vụ đạo đức bao gồm các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, tái tạo nguồn tài nguyên.

Coca-Cola tồn cầu nói chung và Coca-Cola Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ mơi trường. Những hoạt động chính và thường niên của Coca-Cola bao gồm: Chương trình “Nước sạch cho cộng đồng”, Chương trình tái chế chai lọ “Hãy gìn giữ một Việt Nam xinh đẹp”, Chương trình phát triển Nơng nghiệp bền vững.

a) Chương trình Nước sạch cho Cộng đồng:

Những nhà lãnh đạo của Coca-Cola thể hiện quan điểm: Tài nguyên quý giá và quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự sống của hệ sinh thái chính là Nước. Trong khi đó, để có thể sản xuất được sản phẩm của mình, hàng năm cơng ty Coca-Cola tiêu thụ hàng tỷ lít nước sạch. Nhận thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng, Coca-Cola tồn cầu và Coca-Cola Việt Nam cam kết đến năm 2020, Coca- Cola sẽ hoàn trả 100% lượng nước sạch cho môi trường. Điều này có nghĩa là bao nhiêu lít nước được Coca-Cola sử dụng cho quá trình sản xuất, sẽ được hoàn trả lại 100%. Dự án này được triển khai vào năm 2004 tại 61 quốc gia mà Coca-Cola đang hoạt động trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Trung tâm bảo tồn Thiên Nhiên (The Nature Conservancy – TNC), tính đến năm 2014, Coca-Cola đã hoàn trả được 126.7 tỷ lít nước được sử dụng cho q trình sản xuất trở thành nước sạch cho thiên nhiên. Theo đó, cơng ty đã đạt được 94% mục tiêu đề ra.

Chương trình Nước sạch cho Cộng đồng tại Việt Nam bao gồm nhiều hoạt động như: sử dụng ít nước hơn trong quá trình sản xuất; hỗ trợ các nhà máy xử lý nước thải để xử lý nguồn nước sản xuất trước khi đẩy nguồn nước trở lại các lưu vực sông và thành phố (Khu vực nhà máy Quận Thủ Đức TP. HCM, Đà Nẵng và Hà Tây); trồng mới và bảo vệ các rừng đầu nguồn; giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt là khu vực nông thôn về vấn đề sử dụng tiết kiệm nguồn nước; nâng cao khả năng được tiếp cận với nguồn nước sạch tại khu vực nơng thơn Việt Nam (Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Cam Ranh).

b) Chương trình tái chế chai lọ “Hãy gìn giữ một Việt Nam xinh đẹp”:

Đây là chương trình thu hồi lon, vỏ chai thủy tinh và chai nhựa các sản phẩm của Coca-Cola. Khởi đầu cho chiến dịch này hàng năm là “Ngày môi trường” – Ngày

mà tất cả các nhân viên của Coca-Cola Việt Nam có mặt ở biển Cần Giờ để nhặt sạch các vỏ chai và rác thải ở ven biển Cần Giờ. Việc ưu tiên sản xuất sản phẩm bằng chai thủy tinh vừa là vì trách nhiệm kinh tế (tỷ lệ lợi nhuận) vừa là vì trách hiệm đạo đức.

Coca-Cola Việt Nam cũng là một thành viên tổ chức cuộc thi Ekocycle – một cuộc thi dành cho sinh viên các khối ngành tài ngun mơi trường tham gia để giúp khuyến khích hành vi tái chế và tính bền vững của người tiêu dùng thông qua sự khát khao tạo nên những sản phẩm hữu ích từ vật liệu tái chế.

c) Chương trình phát triển nơng nghiệp bền vững:

Nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động sản xuất của Coca- Cola – 50% tiền chi tiêu cho nguyên vật liệu được chi trả cho các sản phẩm nông nghiệp. Những nông sản mà Coca-Cola sử dụng trong q trình sản xuất bao gồm, mía, củ cải đường, bắp, trà, cà phê, dầu cọ, đậu nành, cam, chanh, táo, xồi, bột giấy cho bao bì. Nguồn tài ngun nơng nghiệp có thể bị cạn kiệt nếu khơng có kế hoạch bảo vệ và tái canh tác hợp lý. Để đảm bảo nguồn nông sản được cung cấp đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng xấu đến môi trường, bắt đầu từ năm 2014, Coca-Cola Việt Nam tiến hành tìm nguồn cung bền vững cho các nguyên liệu đầu vào này bằng cách kêu gọi các nhà cung cấp cùng tham gia chương trình. Chương trình này bao gồm 3 yếu tố then chốt: quyền lợi người lao động và môi trường làm việc, quản lý trang trại và quản lý môi trường. Các nhà cung cấp tham gia chương trình được theo dõi, đánh giá và đo lường sự tiến bộ. Sau đó, nếu hội đủ điều kiện nhà cung cấp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận và trở thành nhà cung cấp bền vững của Coca-Cola Việt Nam. Đến hết năm 2014, Coca-Cola đã tuyển được 268 nhà cung cấp tại Hà Tây và khu vực song Mekong.

(Nguồn: Nội bộ: Bộ phận Marketing & PAC – Coca-Cola, 2014)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội của coca cola việt nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w