PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DN TẠI CỤC THUẾ BẾN
2.2.4. Tình hình DN kê khai thuế
Số liệu tại bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ DN có khai thuế so với số DN đã đăng ký thuế là tương đối thấp, trong đó tại Cục thuế tỷ lệ này đạt thấp hơn so với toàn tỉnh. Năm 2012 có 58,68% số DN được cấp mã số thuế đã khai thuế, năm 2013 là 68,92% và năm 2014 là 73,69%. Đây là một tỷ lệ khá thấp so với bình quân chung của cả nước.
Tỷ lệ DN không kê khai thuế còn cao cũng phản ánh một thực tế là vẫn cịn tồn tại những DN kinh doanh khơng hiệu quả, không phát sinh nghĩa vụ thuế nên không chấp hành công tác kê khai, nộp thuế. Cũng có thể thực tế đã ngừng hoạt động KD nhưng khơng làm thủ tục để giải thể, đóng MST; Có một số DN siêu nhỏ chỉ thành lập cho có pháp nhân để thực hiện một vài hợp đồng nhận thầu xây dựng hoặc KD một vài lô hàng rồi ngừng hoạt động. Đối với những trường hợp này Cục thuế gặp nhiều khó khăn trong việc quyết tốn thuế, đóng hiệu lực của MST.
Bên cạnh đó là cơng tác tun truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế cho các DN mới thành lập chưa kịp thời, một số DN chưa hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế nên khơng thực hiện kê khai, nộp thuế.
Bảng 2.6. Tình hình các DN khai thuế so với đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: DN 2012 2013 2014 TT Chỉ tiêu Đăng ký Khai thuế Khai thuế/ ĐK thuế Đăng ký Khai thuế Khai thuế/ ĐK Đăng ký Khai thuế Khai thuế/ ĐK (Nguồn: Phòng KK - KTT Cục Thuế) 2.2.5.Quản lý doanh thu và thuế GTGT của các DN
2.2.5.1.Doanh thu thực hiện của các DN
Mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thối nhưng với chính sách thu hút đầu tư thơng thống, thủ tục hành chính ngày càng thuận lợi, cộng với việc chính phủ đã sử dụng nhiều chính sách kích cầu hữu hiệu nền kinh tế đã phát huy hiệu quả trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2012-2014 số lượng DN và quy mô vốn đầu tư của các DN có sự biến động đáng kể nhưng với sự năng động của các DN thuộc lĩnh vực này làm cho doanh thu hàng hoá dịch vụ tăng đáng kể.
Qua xem xét số liệu tại bảng 2.7 cho thấy doanh thu qua các năm đều tăng trên 13,2% đối với địa bàn toàn tỉnh; Riêng các DN do Cục thuế quản lý có mức tăng thấp hơn (trên 10,4%); Mức tăng này có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể là: Trên địa bàn toàn tỉnh năm 2013 có mức tăng doanh thu so với năm 2012 là 9.585 tỷ đồng tương ứng là 25,5%; Năm 2014 có mức tăng doanh thu so với năm 2013 là 6.246 tỷ đồng tương ứng là 13,2%. Trong khi đó với các DN do Cục thuế quản lý, năm 2013 có mức tăng doanh thu so với năm 2012 là 1.976 tỷ đồng tương ứng là 12,5%; Năm 2014 có mức tăng doanh thu so với năm 2013 là 1.859 tỷ đồng tương ứng là 10,4%. Như vậy 2014 tăng
thuế (%) thuế thuế (%) thuế thuế (%)
1 Toàn tỉnh 1.561 916 58,68 1.760 1.213 68,92 1.836 1.353 73,69
trưởng về doanh thu bị chậm lại phản ánh sự khó khăn của một số DN do bị tác động bởi khủng hoảng về kinh tế thế giới và trong nước. Tăng trưởng về doanh thu của các DN phản ánh sự tăng trưởng về kinh tế và là kết quả của chính sách thu hút đầu tư của địa phương cũng như các biện pháp, chính kích cầu nền kinh tế của chính phủ.
Bảng 2.7. Doanh thu thực hiện của các DN giai đoạn 2012-2014
ĐVT: Tỷ đồng
Doanh thu So sánh 13/12 So sánh 14/13
3 tỉnh (%)
(Nguồn: Phòng KK - KTT Cục Thuế) Ngoài thuế suất thuế GTGT, doanh thu của DN là 1 trong những cơ sở để xác định thuế GTGT; Quy mô của doanh thu quyết định số thuế GTGT phải nộp. Do vậy muốn quản lý thu tốt thuế GTGT thì trước hết phải quản lý tốt được doanh thu thực hiện của DN. Trong thực tế một số DN vẫn áp dụng thủ đoạn khai thấp doanh thu để giảm số thuế phải nộp.
2.2.5.2.Thực hiện dự toán thuế GTGT các DN tại Cục thuế tỉnh Bến Tre
Trong giai đoạn 2012-2014, tình hình thực hiện dự tốn thu các sắc thuế đối với các DN đều hồn thành và hoàn thành vượt mức dự tốn được giao, trong đó thuế GTGT góp phần quan trọng trong việc hồn thành dự tốn thu của các DN (Số liệu tai bảng 2.8). Năm 2012 thực hiện thu đạt 135,36% dự toán giao, năm 2013 thực hiện thu đạt 112,2% dự toán giao, năm 2014 chỉ đạt 105,2% dự toán, nguyên nhân do một số DN gặp khó khăn trong SXKD và tài chính, hơn nữa năm 2013 nhà nước lại thực hiện chính sách gia hạn thuế GTGT cho các DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động,..làm cho một số khoản thuế GTGT kê khai phát sinh phải nộp trong năm 2013 chuyển sang đầu năm 2014 mới phải nộp vào NSNN.
TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 +/- % +/- % 1 Toàn tỉnh 32.495 42.080 48.326 9.585 125,5 6.246 113,2 2 Cục thuế 10.720 12.696 14.555 1.976 112,5 1.859 110,4 Cục thuế/Tồn 42,08 37,72 36,78 -4,36 -0,94
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện dự tốn thuế GTGT của các DN ở Cục thuế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2012 2013 Tỷ lệ Tỷ lệ DT TH DT TH Tỷ lệ thuế GTGT/ Tổng 3
thu thuế của DN (%)
19,79 16,71 17,11
( Nguồn: Phòng TH-NV-DT Cục Thuế) Tỷ lệ thuế GTGT thu được trong tổng số thu thuế của DN ở mức cao và có xu hướng giảm. Năm 2012 thuế GTGT chiếm 19,79% trong tổng số thuế; năm 2013 chiếm 16,71% và năm 2014 có tăng lên chiếm 17,11%. Tỷ lệ này cho thấy thuế GTGT là nguồn thu chủ yếu từ DN và vai trị tập trung nguồn lực của nó càng được thể hiện mạnh khi nền kinh tế có biểu hiện sa sút, chính vì thế QLT GTGT cần được đặc biệt chú trọng.
Xác định trọng tâm trong QLT đối với DN là thuế GTGT nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế, trong khi đó nhà nước lại thực hiện rất nhiều biện pháp chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN. Cục thuế đã tập trung thực hiện tốt ở tất cả các chức năng QLT. Kết quả là việc kê khai doanh thu, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, số thuế phải nộp, số thuế được hoàn của đa số các DN tương đối phù hợp. Bên cạnh các DN đã phát huy tốt tính chủ động sáng tạo, khai thác tốt năng lực về vốn, lao động, nguồn tài nguyên...vào trong SXKD góp phần quan trọng vào sự phát triển KT- XH trong tỉnh, tăng thu NSNN; Vẫn cịn có những DN vi phạm, cố tình thực hiện các hành vi làm giảm doanh thu, số thuế GTGT phải nộp, tăng số thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn.
Cục thuế đã thống kê được các hành vi thông qua kiểm tra thuế tại các DN. Đối với các DN thương mại là: Bán hàng nhưng khơng ghi hố đơn, ghi hố đơn thấp hơn giá
(%) (%) (%)
1 Số thu của thuế GTGT 215,6 254,6 118,07 309,9 234,3 75,6 421,1 262,9 62,43 2 Tổng thu các loại thuế 950 1.286 135,36 1.250 1.402 112,2 1.460 1.536 105,2
2014
trị thực tế, kê khai sai thuế suất, xuất hoá đơn chậm so với thời điểm bán hàng làm cho hàng hoá tồn kho khống, thuế GTGT âm liên tục để đề nghị hoàn thuế. Đối với các DN xây dựng là nghiệm thu thu tiền cơng trình nhưng khơng xuất hố đơn để kê khai thuế GTGT đầu ra trong khi vẫn khấu trừ thuế GTGT đầu vào của nguyên vật liệu... Đồng thời chỉ đạo kịp thời các bộ phận chức năng xử lý nghiêm các hành vi trên tạo kỷ cương cho các DN thực hiện tốt luật thuế GTGT.
2.2.6.Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế
2.2.6.1.Công tác quản lý thu nộp tiền thuế
Tập trung, huy động đúng, đủ, kịp thời cho NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của công tác QLT. Theo quy định của Luật QLT, các DN phải tự xác định số thuế phải nộp theo quy định của các Luật thuế, tự kê khai với cơ quan thuế và tự nộp thuế vào KBNN. Để phù hợp với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế tổ chức quản lý thuế theo mơ hình chức năng, mỗi chức năng quản lý một cơng đoạn trong cả q trình từ khi tính thuế đến khi số thuế được nộp vào KBNN.
Đảm bảo số thuế phải nộp theo quy định của các Luật thuế mà DN đã kê khai được nộp vào KBNN đúng thời hạn quy định là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nhiệm vụ này do bộ phận chức năng Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, một trong 4 chức năng chính của cơng tác quản lý thuế. Kết quả thu thuế là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và chất lượng của cơng tác đơn đốc thu nộp và trình độ quản lý.
Căn cứ Thơng tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN; Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quy trình phối hợp thu NSNN giữa KBNN- Tổng cục Thuế- Tổng cục Hải quan và các Ngân hàng thương mại, Cục thuế Tỉnh Bến Tre đã phối hợp với KBNN, Hải quan triển khai cơng tác ủy nhiệm thu thuế, phí đến các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2014 đã thực hiện ủy nhiệm thu thuế với 3 Ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Bến Tre; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bến Tre; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bến Tre. Đây là giải pháp tốt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NNT
thực hiện nghĩa vụ thuế của mình với nhà nước một cách thuận tiện nhất, giảm thiểu chi phí nộp thuế,... đồng thời cũng tạo điều kiện cho Cục thuế theo dõi chính xác và nhanh chóng tình hình thu nộp thuế của NNT trên địa bàn.
2.2.6.2.Công tác quản lý nợ thuế
Từ tháng 10/2011, công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Bến Tre được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ban hành theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế.
Sau khi thực hiện Quy trình, cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được triển khai một cách tích cực. Tạo điều kiện cho cơ quan thuế, cán bộ thuế thực thi công vụ, đảm bảo đúng qui định của pháp luật. Theo đó, Cục thuế đã thực hiện rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào NSNN. Ngoài việc quản lý nợ thuế theo đúng quy trình quy định, Cục thuế cịn áp dụng cơng nghệ thơng tin vào trong cơng tác quản lý, nên công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã cơ bản đi vào nề nếp.
Bảng 2.9. Tình hình nợ thuế GTGT của DN giai đoạn 2012-2014Năm Năm Tổng cố thu (tỷ đồng) Tổng Số nợ (tỷ đồng) Nợ có khả năng thu (tỷ đồng) Tổng số nợ/ tổng số thu (%) Nợ có khả năng thu/Tổng nợ (%) 2012 464,1 21,9 9,6 4,71 43,83 2013 544,3 27,8 15,9 5,10 57,19 2014 604,1 24,4 9,5 4,04 38,93
( Nguồn: Phòng QLN & CCNT Cục Thuế) Qua số liệu về nợ thuế của các DN từ năm 2012 - 2014 tại bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ nợ thuế trên tổng số thu có xu hướng giảm xuống. Năm 2012 là 4,71%, năm 2013 tăng lên 5,10% nhưng năm 2014 giảm khá nhiều xuống còn 4,04%. Theo quy định của Bộ Tài
chính và Tổng Cục thuế thì mức nợ không được vượt quá 5% trên tổng số thu trong cân đối nộp vào NSNN. Đây là mục tiêu để bộ phận thu nợ và cưỡng chế nợ thuế phải đạt được. Đặc biệt tỷ lệ nợ có khả năng thu/tổng nợ chiếm tuy lệ cao, năm 2012 là 43,83%, năm 2013 là 57,19% và năm 2014 giảm cịn 38,93% là chỉ tiêu có thể xem là một dấu hiệu tích cục.
Về mặt chính sách, tỷ lệ phạt chậm nộp thuế là 0,05%/ ngày đối với các khoản nợ đến 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định, phạm chậm nộp thuế 0,07%/ngày kể từ ngày 91 trở đi. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay cũng như so với lãi suất cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì tỷ lệ này là cao, đủ sức nặng kinh tế răn đe NNT có ý đồ vi phạm. Khn khổ pháp lý về cưỡng chế nợ thuế chưa hoàn thiện và chưa hợp lý. Hiện Luật quản lý thuế quy định còn khá cứng nhắc về nguyên tắc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Theo đó chỉ khi khơng thực hiện được biện pháp cưỡng chế quy định trước thì mới thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế tiếp theo. Tuy nhiên những biện pháp khả thi nhất thì lại là biện pháp phải thực hiện sau.
Về phía DN: Một bộ phận các DN gặp khó khăn về tài chính khơng có nguồn tiền để tiến hành SXKD; một bộ phận khác có ý thức tuân thủ pháp luật kém, sẵn sàng vi phạm pháp luật miễn là đạt được lợi ích cục bộ.
Về phía cơ quan thuế: Chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa thực sự chủ động thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp để đôn đốc các DN thực hiện nộp số thuế nợ đọng vào Ngân sách. Do đó, các DN cố tình chây ỳ khơng nộp số thuế nợ đọng nhằm chiếm dụng tiền thuế.
Tóm lại: Trong q trình QLT Cục thuế tỉnh Bến Tre đã xem nợ thuế như là tiêu chí, thước đo về QLT và năng lực tài chính của NNT. Đối với NNT mà ý thức tuân thủ đúng pháp luật, kinh doanh có hiệu quả cộng với việc có năng lực tài chính thì đấy là yếu tố đảm bảo cho việc nộp thuế đúng quy định của pháp luật và giảm tiền nợ thuế. Còn đối với cơ quan thuế nợ thuế cũng là thước đo năng lực quản lý thuế của cơ quan thuế bởi
nếu cơ quan thuế theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện các biện pháp quản lý thu nợ tốt thì nợ thuế cũng sẽ giảm dần.
2.2.7.Cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT
Với việc QLT theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã làm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thuế của DN. Tuy nhiên DN kinh doanh trước hết vì mục tiêu lợi nhuận nên tối thiểu hoá số thuế phải nộp luôn là việc mà khơng một DN nào khơng muốn. Vì vậy trốn thuế, tránh thuế, khai thiếu thuế luôn luôn tồn tại ở một bộ phận DN, đặc biệt là ở các DN ngồi nhà nước.
Trước thực tế đó, cơ quan thuế bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các DN ngồi nhà nước để nâng cao trình độ nhận thức, tính tự giác của DN cần tập trung cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm giúp cho NNT và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế cịn có tác dụng phát hiện kịp thời những vấn đề chưa phù hợp của chính sách thuế, các quy trình quản lý thuế để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi đồng thời có tác dụng răn đe, ngăn ngừa trốn thuế.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DN trên địa bàn tỉnh.