Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân viên

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đào tạo nhân viên tại công ty TNHH đầu tư thương mại gia anh (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân viên

2.4.1. Các nhân tố bên ngoài

2.4.1.1. Điều kiện kinh tế

Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp. Một mơi trường có nền kinh tế ổn định, mơi trường sống lành mạnh sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để phát triển đào tạo nhân viên. Môi trường kinh tế luôn biến đổi, tiềm ẩn nhiều cơ hội và thách thức lớn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với sự thay đổi đó, chiến lược đào tạo nhân lực thật tốt là một yêu cầu câp thiết ở mỗi

doanh nghiệp, cạnh tranh gay gắt thì yếu tố chất lượng càng địi hỏi cao ở mọi doanh nghiệp, lúc đó đào tạo nhân viên càng phải được quan tâm hơn nữa.

2.4.1.2. Thị trường lao động

Thị trường lao động chính là nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, nếu đầu vào chất lượng cao thì cơng tác đào tạo được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, đơn giản và giảm các chi phí đào tạo, hiệu quả đào tạo sẽ cao hơn.

Thị trường lao động có tác động rất lớn tới công tác đào tạo nhân viên của các doanh nghiệp. Với thị trường lao động dồi dào về số lượng và chất lượng thì doanh nghiệp sẽ ít phải đầu tư vào cơng tác đào tạo hơn vì người lao động đã có khả năng đáp ứng cao với yêu cầu của doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp có cơ hội lớn để tìm được người phù hợp với yêu cầu công việc cao, việc đào tạo chỉ nhằm giúp cho người lao động hội nhập vào doanh nghiệp hoặc nhằm phát triển nguồn nhân lực chuẩn bị cho tương lai. Còn với thị trường lao động chất lượng thấp, số lượng lao động chất lượng cao ít thì khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của người lao động kém, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tuyển chọn nhân viên và tất nhiên doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức để đào tạo người lao động cho phù hợp với yêu cầu của mình.

2.4.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Cơng tác đào tạo nhân lực cịn được coi là một hình thức đãi ngộ đối với người lao động. Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh mà có những chương trình đào tạo mới, hấp dẫn cho người lao động thì sẽ thu hút những nhân tài từ doanh nghiệp khác. Nhận thức được điều đó, các doanh nghiệp cần phải cập nhật nhanh chóng các chương trình đào tạo nhân lực để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp mình.

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, tri thức của nguồn lực chính là yếu tố cạnh tranh hàng đầu và đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy việc nâng cao trình độ năng lực của nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết. Với mức độ cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp có nguồn lực chất lượng cao sẽ có lợi thế mạnh trong phát triển kinh doanh và khẳng định vị thế. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần chú trọng vào đào tạo buồi dưỡng nhân lực đủ về cả số lượng và chất lượng.

2.4.1.4. Sự phát triển của khoa học, công nghệ

Sự tiến bộ khoa học công nghệ là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực. Chúng ta đang sống trong thời đại cơng nghiệp hố hiện đại hoá với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, để áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì phải ln đi đơi với hoạt động đào tạo nhân lực.

Ngoài ra, sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Sự phát triển khoa học kỹ thuật cùng với sản phẩm của nó đã có sự hỗ trợ tích cực cho nền giáo dục nói chung và cho cơng tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp nói riêng.

2.4.2. Các nhân tố bên trong

2.4.2.1. Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều có mục tiêu, chiến lược riêng cho từng giai đoạn phát triển. Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đào tạo nhân viên. Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo nhân viên. Từ mục tiêu, chiến lược đó, doanh nghiệp sẽ đặt ra những yêu cầu cho công tác đào tạo nhân viên trong thời gian tới, bằng cách doanh nghiệp sẽ lập ra kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhân lực về số lượng và chất lượng để thực hiện được các mục tiêu, chiến lược kinh doanh đã đề ra.

Các chiến lược này ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân viên như: nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai, những yêu cầu đặt ra khi tuyển nhân viên mới. Chiến lược, mục tiêu địi hỏi cơng tác đào tạo phải như thế nào nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc, yêu cầu về năng lực của nhân viên.

Như vậy, để nâng cao được hiệu quả đào tạo nhân viên tại doanh nghiệp thì điều đầu tiên quyết định chính là việc xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4.2.2. Quy mô, cơ cấu của tổ chức, doanh nghiệp

Quy mơ của doanh nghiệp càng lớn thì cơng tác đào tạo của doanh nghiệp càng phức tạp và ngược lại. Cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, sự trao đổi thơng tin càng thuận lợi và mức độ gắn kết cao.

Ngược lại, tổ chức bộ máy càng cơng kềnh phức tạp thì quản lý càng khó dẫn đến cơng tác đào tạo sẽ khó thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Ngoài ra, sự thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp. Tuy vậy, quy mơ và bộ máy có mối quan hệ biện chứng. Quy mơ càng lớn thì bộ máy quản lý càng phức tạp bao gồm nhiều cấp, nhiều bộ phận; mỗi cấp, mỗi bộ phận có nhiều yêu cầu về con người với trình độ khác nhau và ngược lại, quy mơ càng nhỏ thì bộ máy quản lý càng đơn giản

2.4.2.3. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Tài chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó cũng chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp. Bởi vì hoạt động đào tạo địi hỏi những khoản chi phí nhất định như: chí phí tiền lương diễn giả và những người cộng tác trong đào tạo, chi phí trang thiết bị học tập, trợ cấp cho người học...Vì vậy, cần phải có ngân quỹ riêng cho cơng tác đào tạo trong doanh nghiệp. Ngân quỹ phải được thiếp lập một cách đầy đủ và chính xác trên cơ sở khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như cần đảm bảo tính cân đối giữa các mục tiêu, lợi ích của các bên liên quan trong mỗi chương trình đào tạo. Như vậy, cơng tác đào tạo nhân viên có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào ngân quỹ đào tạo nói riêng và khả năng tài chính doanh nghiệp nói chung.

2.4.2.4. Quan điểm của nhà quản trị

Đây là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Sự quan tâm và hiểu biết của Nhà quản trị về tầm quan trọng của đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp giúp công tác này được chú trọng hơn, thực hiện thường xuyên, đều đặn và hiệu quả hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân lực có tay nghề, trình độ, kỹ năng và các kinh nghiệm phẩm chất đáp ứng được nhu cầu công việc, quyết định đến năng lực cạnh tranh và thành bại của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhà quản trị có vai trị rất lớn trong cơng ty, ảnh hưởng đến cách thức ra quyết định của họ. Hiệu quả của chương trình đào tạo nhân lực ở mỗi doanh nghiệp khác nhau bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau của nhà quản trị về đào tạo nhân lực. Nếu nhà quản trị coi nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, là nguồn vốn của doanh nghiệp thì họ sẽ quan tâm, đầu tư vào chương trình đào tạo nhân lực và ngược lại.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đào tạo nhân viên tại công ty TNHH đầu tư thương mại gia anh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)