CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.4. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của đánh giá thực hiện công việc tạ
công việc tại Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal
3.4.1. Thành công
Qua q trình phân tích thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal, nhận thấy công tác đã đạt được một số thành công sau:
- Quy trình đánh giá thực hiện cơng việc của cơng ty khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, khơng rườm rà, phức tạp, qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Mục đích của cơng tác đánh giá thực hiện công việc mà công ty hướng tới là đúng đắn, khả quan, do đó thu hút được sự quan tâm chú ý thực hiện của tất cả mọi người từ ban lãnh đạo, nhà quản lý tới đội ngũ cán bộ nhân viên.
- Phương pháp đánh giá đơn giản, dễ thực hiện; qua đó việc tổng hợp kết quả đánh giá cũng dễ dàng, khơng gây khó khăn cho người đánh giá.
- Cuối năm 2017, Ban lãnh đạo cơng ty đã có chiều hướng thay đổi phương pháp đánh giá, kết hợp phương pháp thang điểm và KRAs – đo lường kết quả theo vị trí cơng việc.
- Cơng tác tuyền thơng đánh giá được quan tâm, đã có sự thơng báo về từng đợt đánh giá trước khi tiến hành đánh giá, giữa nhân viên và cán bộ phụ trách đánh giá cũng trao đổi, thảo luận với nhau về kết quả đánh giá khi cá nhân nào đó có thắc mắc.
Để đạt được những thành công trên, phần lớn là do sự quan tâm chú ý của ban lãnh đạo công ty. Họ đã nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác quản trị nhân lực nói chung và cơng tác đánh giá thực hiện cơng việc nói riêng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và đội ngũ nhà quản lý có kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức để tiến hành đánh giá khách quan, công bằng, cho kết quả chính xác; tinh thần, thái độ hợp tác của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên giúp q trình đánh giá diễn ra thuận lợi.
3.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì cơng tác đánh giá thực hiện cơng việc của công ty cũng tồn tại một số hạn chế sau:
- Các tiêu chuẩn đánh giá dành cho các cấp bậc trong công ty mà ban lãnh đạo cùng cấp quản lý xây dựng khá chung chung, chỉ mang tính hình thức.
- Chu kỳ đánh giá tại cơng ty khá dài, chưa phù hợp với một số vị trí và có thể làm cho hệ thống đánh giá dễ trở thành hình thức, gây ra sự xao lãng trong cơng việc của các nhân viên.
- Phương pháp đánh giá đơn giản, đối tượng tham gia đánh giá không đa dạng, đánh giá một chiều khiến cho kết quả đánh giá thiếu tính khách quan.
- Hoạt động phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc của Công ty chưa được thực hiện, chưa được quan tâm và chú trọng.
- Đánh giá thực hiệc cơng việc của cơng ty cịn mang tính một chiều, chưa có sự đánh giá của đồng nghiệp, khách hàng, hay bản thân tự đánh giá.
- Cơng ty cịn hạn chế tổ chức đào tạo cho cán bộ công, nhân viên thực hiện đánh giá mà chỉ dựa vào kinh nghiệm làm việc của người đánh giá.
- Kết quả đánh giá thực hiện công việc chưa được Công ty sử dụng nhiều vào các hoạt động khác của quản trị nhân lực như Tuyển dụng nhân lực. Có một số ít nhân viên phản ánh là kết quả vẫn cịn mang tính chủ quan mặc dù có sự cơng bằng trong đánh giá của người đánh giá.
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Các ban quản lý chưa thực sự có năng lực, kĩ năng chuyên sâu về đánh giá; không được đào tạo bài bản về quy trình, kĩ năng đánh giá khiến cho cơng tác xác định tiêu chuẩn đánh giá vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế; không đồng nhất tổng điểm đánh giá giữa các bộ phận dễ gây nhầm lẫn và một số cơng tác khác cịn nhiều hạn chế.
- Người lao động chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc, vẫn tồn tại tâm lý sợ hãi khi kết quả đánh giá không như mong muốn hoặc khi bị đánh giá mà không biết rằng đánh giá là để cải tiến sự thực hiện công việc của bản thân, giúp bản thân có thể nhận ra những điểm cịn thiếu sót và có phương hướng để khắc phục những hạn chế đó cũng như phương hướng phát triển trong tương lai.
- Công ty mới thành lập, quy mơ nhỏ, chưa có phịng ban chun trách về cơng tác đánh giá thực hiện công việc, dẫn đến ban lãnh đạo phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc, từ đó cơng tác đánh giá chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
- Do đặc điểm văn hóa xã hội của nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nhiều về hiện tượng cả nể, chịu những tư tưởng thành kiến về những người địa phương. Khiến việc đánh giá thiếu khách quan và thiếu chính xác.
- Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho mức độ u cầu cơng việc địi hỏi ngày càng cao khiến cho mục tiêu/ tiêu chuẩn quá cao, không phù hợp.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ PASAL