1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.2.2 .Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới trong năm 2015 đã cho thấy những dấu hiệu khả quan hơn. Mặc
dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đến nay đã trôi qua gần 8 năm nhưng kinh tế thế giới vẫn biến động đầy bất ổn.
Sau đây là tình hinh kinh tế chung của một số nước điển hình trong khu vực và trên thế giới:
Bảng 2.1. Tình hình và triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới 2013-2016
Đơn vị: %
2013 2014 2015 2016
GDP Thế giới (tốc độ tăng trưởng: %) 3,4 3,4 3,3 3,8 Các nước phát triển 1,4 1,8 2,1 2,4
Hoa Kỳ 2,2 2,4 2,5 3,0
Nhật Bản 1,6 -0,1 1,0 1,2
Khu vực đồng Euro -0,4 0,8 1,5 1,7 Các nước đang phát triển và mới nổi 5,0 4,6 4,2 4,7 Các nước đang phát triển châu Á 7,0 6,8 6,6 6,4 Trung Quốc 7,7 7,4 6,8 6,3 Thương mại thế giới (tốc độ tăng: %) 3,3 3,2 4,1 4,4
Nguồn: Qũy tiền tệ quốc tế (2015)
Nhìn chung mặc dù có những cải thiện và được kỳ vọng khá nhiều, song quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới diễn ra không đều trong những năm gần đây và còn thiếu sự chắc chắn. Cụ thể:
Kinh tế Mỹ: Sau cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu năm 2012 nền kinh tế
đầu tàu Mỹ phải đối mặt với khơng ít khó khăn, sự phục hồi yếu ớt, tỷ lệ thất nghiệp cao và hạ mức tăng trưởng xuống nhiều lần. Những năm gần đây thì đang có dấu hiệu tăng trưởng, phục hồi. Năm 2015 vừa qua thì đã phục hồi khá và đạt tăng trưởng là 2,5%, tổ chức kinh tế quốc tế ( IMF) dự báo trong giai đoạn 2016-2020 mức độ tăng trưởng của Mỹ ở mức là 3,1%.
Khu vực châu Âu: Châu Âu vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, mà trên thực tế
đang phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng xã hội. Nhằm hỗ trợ giải tỏa sức ép nợ công và thúc đẩy tăng trưởng các quốc gia này đã thực hiện việc nới lỏng tài chính - tín dụng cùng với nhiều nỗ lực của các nhà lãnh đạo đã giúp GDP liên tục tăng trong các năm tiếp theo cụ thể là đạt 0,8% vào năm 2014; 1,5% vào năm 2015 và dự báo tăng sẽ đạt mức tăng trưởng 1,7% vào năm 2016.
Khu vực châu Á: Các nước đang phát triển ở châu Á có tốc độ tăng trưởng
trưởng GDP giảm trong những năm gần đây, đang là 7% năm 2013, giảm xuống 6,8% năm 2014 cịn 6,6% năm 2015 và dự đốn là tiếp tục giảm tiếp 2% vào năm 2016. nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, báo cáo của Liên Hợp quốc nhận định, xét tương quan với các khu vực khác, kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vẫn khá khả quan với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh nhất hiện nay.
Kinh tế Trung Quốc: Nền kinh tế Trung Quốc chưa phục hồi rõ nét, có nhiều
bất ổn, hoạt động sản xuất trì trệ, xuất khẩu và lạm phát khơng mấy tích cực, Ngân hàng Trung Quốc đã không ngừng hạ lãi suất và cắt giảm dự trữ bắt buộc, năm 2015 Trung Quốc đã thực hiện chính sách hạ giá mạnh đồng Nhân dân tệ gây ra nhiều biến động tiêu cực trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế thứ hai thế giới đang có xu hướng giảm, năm 2015 chỉ đạt 6,3% thấp nhất trong vòng 6 năm gần đây.
Kinh tế Nhật Bản: Tăng trưởng của Nhật Bản có dấu hiệu mạnh lên do nhu cầu
tiêu thụ và xuất khẩu tăng lên và nhờ sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản và gói kích thích tài khóa của chính phủ. Năm 2015 Nhật đạt mức tăng trưởng GDP là 1% và dự báo con số này tăng lên 1,2% vào năm 2016.
2.1.2. Tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam
Mặc dù vẫn chịu tác động từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới từ năm 2008, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi, có nhiều chuyển biến tích cực, tạo
thế và lực mới để tăng trưởng cao hơn trong những năm tới. Kinh tế Việt Nam đang
phục hồi một cách rõ nét và đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là:
Về tăng trưởng kinh tế
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ GPD Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Tổng cục thống kê 2015
Năm 2011 có tốc độ tăng trưởng GDP là 6,24%, chỉ đạt 5,25% vào năm 2012, tốc độ thấp nhất trong 13 năm gần đây. Trong suốt năm 2013, nền kinh tế vẫn đối diện với tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dịng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Năm 2014 có thể nói, những khó khăn nêu trên đã được cải thiện phần nào: GDP năm 2014 tăng 5,42%. Đến năm 2015 vừa qua thì tăng trưởng GDP của nền kinh tế đạt 6,68%, cao nhất trong vòng 5 năm gần đây.
Biến động giá cả: Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong giai đoạn 2011-2015 đã dần được kiểm soát. Nếu như năm 2011 là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong 10 năm gần đây (tăng 18,58%), thì năm 2015 lại năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất (đạt 0.63%). Để có được những thành tựu như vậy có thể thấy ở hai ngun nhân
chính, thứ nhất là do giá cả của thế giới cũng có xu hướng giảm mạnh và nguyên nhân thứ hai là những giải pháp của chính phủ nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội
Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Đến cuối năm 2015 thì tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đạt 53,5 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính ở mức 2,31%, tăng 0,21% so với năm 2014. Trong đó, thất nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên tăng ở mức 1,27%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 15-24 tăng rất nhanh lên 6,85%, cao hơn 0,55% so với năm 2014. Năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp trong đó khu vực thành thị là 3.29% (năm 2013 là 3.59%; năm 2014 là 3.40%); khu vực nông thôn là 1.83% (năm 2013 là 1.54%; năm 2014 là 1.49%).
Kim ngạch xuất nhập khẩu: Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014,trong đó xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam rồi rào và triển vọng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24,1 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014 và tăng 9,6% so với kế hoạch năm 2015 (22 tỷ USD). Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2016 thì FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 1905,1 triệu USD tăng 167,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất chiếm 22,8% tổng vốn đã đăng ký.
Chính sách vĩ mơ: Các chính sách của Chính Phủ đang thực thi, tuy vẫn ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng đồng thời cũng đang áp dụng nhiều giải pháp để tăng tổng cầu, kích thích phục hồi tốc độ tăng trưởng và từng bước triển khai đề án tổng thể tái cơ cấu và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Nền kinh tế Việt Nam đang hứa hẹn bước chuyển mình trước những cơ hội với việc chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2015 qua. Tuy nhiên, đi liền với đó, Việt Nam cũng sẽ đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức trong chặng đường phía trước. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn, thuế xuất nhập khẩu giảm xuống, giúp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, có nguồn vốn đầu tư rồi rào hơn; người tiêu dùng có cơ hội được dùng các loại hàng hóa tốt hơn, rẻ hơn, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên sức ép cạnh tranh mọi mặt sẽ ngày càng gay gắt và khốc liệt, nếu doanh nghiệp Việt không nắm bắt, khả năng bị đào thải sẽ là rất lớn
2.1.3. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinhdoanh mặt hàng inox tại Việt Nam