Kiến nghị với các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đảm bảo an toàn và an ninh tại công ty TNHH du lịch quốc tế fansipan – sao bạch minh, hà nội (Trang 31)

Các cơ sở đào tạo có vai trị quan trọng trong việc quyết định chất lượng nguồn lao động. Chính vì vậy các cơ sở đào tạo cần:

- Thiết kế chương trình đào tạo/dạy nghề tiếp cận theo chuẩn đầu ra – năng lực cốt lõi của mỗi vị trí việc làm gắn với thực tế thị trường lao động. Đồng thời, hướng đến tính “mở“, “linh hoạt“, phù hợp cho áp dụng vào từng đối tượng, địa chỉ cụ thể.

- Biên soạn chương trình môn học, bài giảng, giáo trình các học phần/môn học/mơ-đun chun mơn theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong đó, thời lượng dành cho phần thực hành chiếm tỷ lệ từ 70-75% tổng thời gian học tập.

- Thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên/giáo viên, học tập của học sinh/sinh viên theo hướng tích cực, chủ động. Nội dung bài giảng của giảng viên/giáo viên phải được thiết kế mang tính trực quan, sinh động và cụ thể với các mẫu, phiếu, biểu, hình ảnh, phim… gắn với thực tế nghề nghiệp, gắn với doanh nghiệp.

- Thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá trên cơ sở đánh giá “năng lực“, bao

gồm cả 3 yêu cầu: kỹ năng, kiến thức, thái độ. Cuối kỳ, thay vì thi viết, học sinh/sinh viên được thi thực hành và vấn đáp để kiểm tra các đơn vị “năng lực” đã được học.

Tập trung chủ yếu vào việc đánh giá “năng lực” chuyên môn nghiệp vụ và giao tiếp ngoại ngữ. Đây chính là cách đánh giá rất sátvới thực lực học của học sinh/sinh viên.

- Gắn kết giữa cơ sở đào tạo/dạy nghề với doanh nghiệp du lịch trong quá trình đào tạo, thực hành, thực tập của học sinh/sinh viên để tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động sau tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đảm bảo an toàn và an ninh tại công ty TNHH du lịch quốc tế fansipan – sao bạch minh, hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)