Đánh giá những biến đổi kỹ thuật, chất liệu của sơn mài mĩ nghệ

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu trong nghệ thuật sơn mài việt nam hiện đại (Trang 27 - 34)

Giản tiện về chất liệu và kỹ thuật chắc chắn dẫn đến việc giảm chất l ợng, để có một sản phẩm sơn mài thực thụ theo lối truyền thống ngời thợ phải thao tác qua hàng chục công đoạn sản xuất, trên dới 10 lớp sơn các loại và mất thời gian khoảng gần một tháng thì nay nh ở các làng nghờ̀ ngời ta rút ngắn công đoạn làm hàng xuống còn 7 đến 9 công đoạn, hay ở làng Cát Đằng nếu tr ớc đây tre nứa làm cốt sơn mài đợc ngâm trong 6 tháng thì nay chỉ ngâm có 3 tháng, rồi rút xuống một tháng chậm chí vài ngày hoặc không ngâm. Nhiều ngời làm nghề giải thích việc cắt giảm công đoạn là do có sự hỗ trợ của máy móc và sự sáng tạo của lớp trẻ, điều này có phần đúng, nhng phải thừa nhận rằng đã là sản phẩm thủ công truyền thống đợc làm bằng tay và tuân thủ quy trình kỹ thuật truyền thống sẽ cho ra đời một sản phẩm giá trị hơn rất nhiều lần những sản phẩm đợc làm chủ yếu nhờ máy móc, hóa chất và sơn công nghiệp .

kết luận

Luận án Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu trong nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại đã cố

thuật sơn Việt Nam từ khi là chất nhựa sơn sống dùng để hàn, gắn qua thời kỳ hình thành nghề sơn trang trí rồi tiến tới trở thành một chất liệu quan trọng trong nghệ thuật tạo hình. Luận án đ ợc phát triển theo cả hai dòng của nghệ thuật sơn Việt Nam: dòng hội họa và dòng mỹ nghệ. Hai dòng chảy này của nghệ thuật sơn Việt Nam tuy tách riêng nhng luôn luôn có ảnh hởng qua lại, có sự tiếp thu, học hỏi lẫn nhau. Nghệ thuật hội họa sơn mài Việt Nam xuất phát từ nghề sơn mỹ nghệ cổ truyền, rồi sau khi đợc các họa sĩ cải tiến về kỹ thuật và sáng tạo ra thêm nhiều chất liệu mới thành một thể loại tranh đặc sắc của Việt Nam, lại quay trở về làm mới, làm đẹp cho dòng mỹ nghệ sơn mài.

Trên cơ sở các t liệu thành văn và chủ yếu là hiện vật tại các công trình kiến trúc nh đình, chùa, đền miếu, lăng tẩm, các tác phẩm tranh sơn mài trong bảo tàng mỹ thuật kết hợp với các cuộc điền dã tại các làng nghề chúng tôi đã đa ra một số các kết luận sau.

Về mảng nghề sơn truyền thống

Nghệ thuật sơn mài Việt Nam với hơn hai nghìn năm tồn tại và phát triển đã đạt đợc những thành tựu đáng tự hào. Thời kỳ phong kiến sơn mài chủ yếu đợc sử dụng trong các công trình kiến trúc tôn giáo và cung đình. Nghệ thuật sơn thếp thời kỳ này đã chuẩn hóa và đạt đợc những hiệu quả nh là màu sắc lộng lẫy, trang nghiêm và sang trọng; những hiện vật có cốt khác nhau sau khi đã phủ sơn làm thay đổi một cách căn bản hình thức bên ngoài, tạo ra sự liền khối, và đa dạng với mọi kích thớc khác nhau và đặc biệt là do đặc tính lý, hóa học, sơn đã góp phần hạn chế đến mức cao nhất sự phá hoại của côn

trùng, mỗi mọt và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Nghề sơn cổ truyền Việt Nam đã để lại một khối lợng độ sộ di sản mỹ thuật, góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Đồ sơn ngày nay kết hợp với kỹ thuật mài thực sự là một trong những mặt hàng thơng mại có giá trị. Nghề sơn phát triển theo h- ớng này có nhiều triển vọng phát triển về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho những lao động ở các làng nghề.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc hiện nay ở Việt Nam, nghề sơn mài truyền thống cùng với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ khác đang đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó là việc tạo ra số lợng sản phẩm khá lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và đặc biệt là cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nớc, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phơng góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Để có đợc những thành tựu nh vậy, nghề sơn truyền thống đã phải cải tiến rất nhiều về kỹ thuật và chất lợng. Với mục đích là phải làm “nhanh, nhiều, rẻ”, hàng thủ công mỹ nghệ sơn mài ngày nay đã bớt đi rất nhiều công đoạn và nhiều công đoạn đợc làm bằng máy, nguyên liệu cũng đợc công nghiệp hóa. Luận án phân tích những biến đổi này để đa ra các khuyến nghị về sự cần thiết có những chiến lợc bảo tồn nghề sơn cổ truyền trong hiện tại và tơng lai. Và vì vậy luận án này đã trình bày tất cả những

biến đổi về kỹ thuật, chất liệu của nghề sơn để thấy đợc những gì đợc mất của sơn mài hiện nay và đặt ra vấn đề bảo tồn một nghề cổ truyền của dân tộc.

Về mảng sơn mài hội họa

Tranh sơn mài Việt Nam là sự kết thừa nghệ thuật sơn ta cổ truyền kết hợp với yếu tố tạo hình hiện đại châu Âu. ở thời kỳ đầu này các họa sĩ đã mầy mò, thử nghiệm để tìm cách đa một chất liệu thuần trang trí với một bảng màu chỉ gồm ba màu cơ bản lên thành một chất liệu hội họa ngang tầm sơn dầu với một bảng màu phong phú.

Hiện tại các họa sĩ sơn mài Việt Nam lại đứng trớc một thách thức mới, phát triển nghệ thuật sơn mài của mình nh thế nào để không bị lạc hậu, nhàm chán. Đã có nhiều con đờng mới đợc lựa chọn, khai phá. Sáng tạo nghệ thuật là không có giới hạn và dờng nh gianh giới giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật cũng thật mong manh. Luận án mạo muộn đề xuất một quan điểm nghệ thuật có tính chất cá nhân tiêu chuẩn một tác phẩm sơn mài là một tác phẩm hội họa đợc thể hiện trên vóc sơn mài bằng chất liệu dành riêng cho sơn sử dụng kỹ thuật mài vẽ, đánh bóng.

Nghệ thuật sơn mài là một nét riêng độc đáo đầy bản sắc của mỹ thuật Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Sự phong phú các loại hình sơn mài ngày nay thể hiện nhu cầu tất yếu trong xã hội với nền kinh tế thị trờng và xu thế hội nhập. Đồng hành với sự phát triển phong phú của các thể loại sơn mài này là những những biến đổi nhanh chóng về kỹ thuật, chất liệu của nghệ thuật sơn mài

Việt Nam. Đứng trớc thực tế đó tác giả luận án mong muốn góp tiếng nói để gìn giữ truyền thống trong nghệ thuật sơn mài đó bằng ý thức bảo tồn bên cạnh chủ trơng khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm cái mới.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu trong nghệ thuật sơn mài việt nam hiện đại (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w