II. CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH BẢO HIỂ MỞ VIỆT NAM
3. Các tổ chức trung gian bảo hiểm
Trong quá trình kinh doanh, để tăng cường hiệu quả hoạt động, các công ty bảo hiểm thường phải sử dụng các trung gian bảo hiểm gồm đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Các trung gian bảo hiểm được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, song họ không tạo ra các sản phẩm bảo hiểm, không mua bán các sản phẩm bảo hiểm mà làm cầu nối giữa người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc, công ty tái bảo hiểm. Hoạt động của các trung gian bảo hiểm là rất cần thiết trong việc tạo sự gặp nhau giữa cung và cầu trên thị trường.
3.1. Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hoạt động đại lý bảo hiểm, thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Nội dung hoạt động của đại lý bảo hiểm là: giới thiệu, chào bán bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đều chú ý xây dựng hệ thống đại lý bảo hiểm bởi tầm quan trọng của nó. Đại lý bảo hiểm giúp doanh nghiệp bảo hiểm triển khai hoạt động trên một phạm vi rộng lớn, đưa sản phẩm bảo hiểm đến từng địa phương, cơ sở, đến tận đối tượng có nhu cầu bảo hiểm, từ đó góp phần làm tăng doanh thu, thị phần cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đến nay, ở
B¶o hiĨm ViƯt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển
Việt Nam đã có 70.568 đại lý bảo hiểm nhân thọ và 10.548 đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam số tháng 9/2003). Đội ngũ đại lý này đang dần trở nên
chuyên nghiệp hơn với chuyên môn, phong cách phục vụ, đạo đức nghề nghiệp được nâng cao.
3.2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Theo Luật KDBH Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm với các nội dung như cung cấp thơng tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm… cho bên mua bảo hiểm, đồng thời, tư vấn cho bên mua trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng tiền hành đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện các công việc khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua. Hiện trên thế giới có trên 85% các rủi ro công nghiệp được bảo hiểm qua mơi giới. Mơi giới bảo hiểm làm tăng thêm lợi ích cho cả người được bảo hiểm và các công ty bảo hiểm. Ở Việt Nam, sự góp mặt của các mơi giới bảo hiểm đã ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Chính các nhà mơi giới đã đem lại dịch vụ cho các công ty bảo hiểm trong nước và góp phần thiết kế các sản phẩm mới.
Công ty liên doanh dịch vụ bảo hiểm Bảo Việt - AON (AIB) là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Đây là công ty liên doanh giữa Bảo Việt và tập đoàn bảo hiểm Inchcape của Anh (sau này thuộc tập đoàn bảo hiểm AON của Mỹ), được thành lập năm 1993 với số vốn điều lệ là 250.000 USD. AIB bắt đầu hoạt động từ tháng 6/1994 với nhiệm vụ thuyết phục các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm Việt Nam. Cơng ty đã góp phần khơng nhỏ trong việc giúp đỡ các nhà đầu tư vào Việt Nam, giúp tiết kiệm ngoại tệ của đất nước, đồng thời góp phần đáng kể vào việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Mới đây, Bộ Tài chính vừa cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt. Đây là công ty mơi giới bảo hiểm có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Các lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty sẽ là môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm. Cụ thể là công ty sẽ cung cấp các dịch vụ môi giới bảo hiểm theo theo các nội dung quy định của Luật KDBH. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt sẽ cùng với AIB góp phần vào sự lớn mạnh của bảo hiểm Việt Nam. Tháng 9/2003, Gras Savoye, công ty môi giới bảo hiểm lớn nhất nước Pháp và lớn thứ 3 thế
B¶o hiểm Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triĨn
giới cũng đã chính thức hoạt động tại Việt Nam thay vì chỉ có văn phịng đại diện như trước kia.