Một số hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay TECHCOMBANK KHÂM THIÊN (Trang 49 - 54)

2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng

2.3.2 Một số hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân

a. Một số hạn chế cần khắc phục

Thứ nhất: Techcombank Khâm Thiên là đơn vị có số vốn dư thừa lớn. Qua

bảng phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của PGD có thể thấy được rằng, tại PGD chưa có được sự cân đối tốt giữa huy động và sử dụng vốn. Điều này thể hiện tính hiệu quả trong cơng tác đầu tư và cho vay nền kinh tế của PGD là chưa tương xứng với tiềm lực. Trong khi đó địa bàn họa động của PGD là khu vực đông dân cư, nhu cầu tiêu dùng rất lớn.Trong thời gian tới đây, PGD cần có những biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình.

Thứ hai: công tác tiếp thị tại PGD chưa được coi trọng

Với mạng lưới PGD cấp II và phòng giao dịch được phân bố ở những nơi đông dân cư, những nơi có số lượng người tiêu dùng dồi dào, nhu cầu đa dạng và là

mảnh đất tiềm năng cho TDTD phát triển. Thế nhưng, số lượng khách hàng đến với PGD còn hạn chế, một phần do khách hàng chưa biết hoặc ít được phổ biến các thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Phần lớn, khách hàng có nhu cầu thưởng tự tìm đến với ngân hàng.

Thực tế, tại PGD cũng đã xúc tiến các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhưng thực sự công tác tiếp thị tại PGD vẫn cịn chưa có chiều sâu, chưa đi sâu vào nghiên cứu phân loại khách hàng để có cơ sở cho việc định ra chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai.

Thứ ba: Quy trình thủ tục cho vay cịn rườm rà, phức tạp.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ đến ngân hàng để gặp gỡ cán bộ tín dụng và tiến hành lập hồ sơ vay vốn. Quá trình lập bộ hồ sơ cũng khá tốn thời gian cho khách hàng vì khách hàng phải có xác nhận của cơ quan mà mình đang cơng tác hoặc cần có xác nhận của chính quyền địa phương về quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất.

Sau khi bộ hồ sơ hồn thành, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định. Do số lượng khách hàng đông, đồng thời ln phải đảm bảo tính chân thực và chính xác từ những thơng tin mà khách hàng cung cấp, chính vì vậy q trình thẩm định diễ ra khá tốn thời gian và cơng sức của cán bộ tín dụng.

Tất cả điều này làm cho doanh số cho vay tiêu dùng tại PGD Khâm Thiên hiện nay chưa cao so với một số PGD cổ phần khác chủ yếu là do hoạt động marketing tại ngân hàng, các hình thức định vị thị trường của PGD chưa đủ mạnh để lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng. Khách hàng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các tỉnh thành khác gần như số lượng vay vốn là rất ít. Vì vây PGD cần phải đưa ra một chiến lược marketing lâu dài hơn cho ngân hàng.

Về nợ quá hạn của PGD Khâm Thiên không thể thu hồi được thì điều này xuất phát từ cả PGD và khách hàng:

Về phía PGD Khâm Thiên: Có thể nhân viên tín dụng chưa đủ trình độ để phân tích khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó nguồn thu của khách hàng thì rất khó kiểm soát, trong khi số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng của PGD thì rất lớn. Nhân viên tín dụng thì ít có thơng tin về khách hàng.

Khách hàng nợ q hạn thì ít khi được đơn đốc nhắc nhở. Do vậy nợ quá hạn của PGD vẫn cịn tồn đọng

Về phía người đi vay: Khách hàng không trả nợ cho PGD thì do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Có thể họ kinh doanh thua lỗ, khơng có nguồn trả nợ cho ngân hàng

- Có thể họ có khả năng trả nợ cho PGD nhưng họ vẫn chần chừ khơng hồn thanh nghĩa vụ thanh toán cho PGD với hy vọng được sử dụng lâu hơn vốn của ngân hàng.

Thứ tƣ: Hoạt động kinh doanh ngoại hối còn nhiều hạn chế. Vài năm trở về

trước, hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng, chứng khốn thường góp phần làm nên lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, gần đây thu thập hoạt động kinh doanh ngoại hối đã sụt giảm đối với nhiều ngân hàng, trong đó có Techcombank Khâm Thiên, thu thập hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm liên tục từ 2013 đến 2015. Đây cũng là vấn đề cần chú ý đối với Techcombank Khâm Thiên.

b. Nguyên nhân của những hạn chế trên Nguyên nhân khách quan:

Yếu tố pháp luật: Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập là những thông tin quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tại Việt Nam,đối với các chương trình cho vay tín chấp, nếu khách hàng không làm việc trong khu vực nhà nước thì dù có thu nhập cao bao nhiêu vẫn khơng được coi là ổn định. Vì vậy, mặc dù đã có nhiều chương trình cho vay được đưa ra nhưng cho vay tín chấp cho đối tượng ngồi quốc doanh vẫn chưa được thực hiện mà mới chỉ dừng lại ở cho vay cán bộ cơng nhân viên.

Yếu tố văn hóa – xã hội: Đây là yếu tố có tác động mạnh đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động TDTD. Quy mô hoạt động TDTD tại các PGD chưa cao bắt nguồn từ thói quen, tâm lý của người tiêu dùng. Ví dụ như, trong cho vay mua nhà thế chấp, hiện nay chưa đến 20% tín dụng nhà ở được cấp qua khu vực PGD chính thức và chính phủ.

Yếu tố kinh tế: Như đã biết, môi trường kinh tế xã hội gây ra những ảnh hưởng nhất đinh tới hoạt động của ngân hàng, thể hiện qua các chỉ tiêu nhu tốc độ tăng trưởng kinh tế,tỷ lệ lạm phát...

Yếu tố cạnh tranh: Sự cạnh tranh của các PGD hiện nay rất gay gắt. Không chỉ đối mặt với những PGD trong nước mà PGD PGD nước ngoài tại Việt Nam với những tiềm lực của mình có thế mạnh vượt trội hơn hẳn so với chính các NHTM trong nước. Nếu TDTD là hình thức tín dụng mới trong giai đoạn phát triển ban đầu ở nước ta, thì đối với những PGD nước ngồi, đây là một hình thức phổ biến và phát triển một cách đa dạng.

Nguyên nhân về phía PGD Techcombank -Khâm Thiên.

Thứ nhất: Hoạt động TDTD tại PGD chưa thực sự được quan tâm và chú trọng đúng mức.

Hiện nay, hầu hết các PGD đều đánh giá mảng cho vay tiêu dùng trong dân cư là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được chú trọng khai thác. Điều này xuất phát từ đặc điểm của những khoản TDTD là quy mô mỗi hợp đồng nhỏ.

Doanh số cho vay tiêu dùng tại PGD Khâm Thiên chưa cao so với một số PGD cổ phần khác chủ yếu là do hoạt động marketing tại PGD, các hình thức định vị thị trường của PGD chưa đủ mạnh để lôi kéo khách hàng đến với PGD.

Hiện tại ở PGD Khâm Thiên công tác tiếp thị vẫn cịn chưa có chiều sâu, chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng. Mà đây thực sự là việc làm rất cần thiết nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là người tiêu dùng.

Thứ hai: Quy trình thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp gây tâm lý e ngại

cho khách hàng.

Khác với người nước ngoài là mọi hoạt động thanh toán đều qua ngân hàng. Tại Việt Nam, người dân còn chưa quen thuộc với ngân hàng, họ hầu như khơng thích lệ thuộc vào PGD bởi vì người Việt Nam có tư tưởng dựa vào gia đình, bạn bè và người thân nhiều hơn. Họ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng trong việc vay mượn. Chính vì vậy nếu một bộ hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các điều kiện mà khiến cho khách hàng tốn rất nhiều thời gian thì sẽ gây ra tâm lý e ngại cho khách hàng. Tại

PGD, quy trình thủ tục cho vay còn phức tạp, gây trở ngại cho khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng. Nếu các thủ tục này đơn giản hơn và thơng thống hơn thì sẽ làm giảm tâm lý e ngại của khách hàng. Nhờ đó, PGD sẽ thu hút được ngày một nhiều khách hàng hơn.

Thứ ba: Công nghệ PGD chưa đáp ứng được nhu cầu.

Không chỉ riêng tại PGD mà ngay cả phần lớn các NHTM trong nước, việc ứng dụng cơng nghệ trong quản lý tín dụng nói chung và TDTD nói riêng cịn nhiều hạn chế. Ví dụ như:việc phát hành và sử dụng thẻ tại các NHTM ở nước ta hiện nay là chưa đồng bộ. Hầu như mỗi PGD phát hành ra loại thể riêng của mình và chỉ sử dụng được tại máy của chính hệ thống PGD mình. Chính điều này đã gây ra khó khăn và bất tiện cho khách hàng. Trong quản lý tín dụng nói chung và TDTD nói riêng, việc theo dõi, lưu trữ nợ và các thơng tin về khách hàng cịn chưa thuận tiện. do đó gây khó khăn cho chính PGD trong việc đánh giá và phân loại khách hàng.

Trong điều kiện môi trường cạnh tranh như hiện nay, công nghệ là yếu tố tăng thế mạnh cạnh tranh cho ngân hàng. Do vậy, để nâng cao chất lượng mọi hoạt động, các PGD cần coi trọng việc cơng nghệ hóa, hiện đại hóa

Thứ tƣ: Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Cán bộ nhân viên PGD chính là bộ mặt của ngân hàng. Một đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, có trình độ chun mơn tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Tại PGD , mặc dù đã có những lớp học ngắn ngày bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến các chủ trương, chính sách mới cũng như các thông tin thị trường. Thế nhưng do đội ngũ cán bộ còn mỏng, tuổi đời còn khá trẻ nên cịn thiếu kinh nghiệm và trình độ hiểu biết sâu về ngành PGD nên cũng hạn chế trong việc triển khai nhiệm vụ

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK KHÂM THIÊN

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay TECHCOMBANK KHÂM THIÊN (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w