chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và các giải pháp khác để tổ chức thực hiện định hướng phát triển.
5. Phần thứ năm. Kết luận và kiến nghị.
6. Phụ lục kèm theo Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp:
a) Danh sách đơn vị hành chính các cấp về diện tích tự nhiên và dân số tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm lập Đề án;
b) Biểu thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu.
c) Bản đồ hiện trạng địa giới từng đơn vị hành chính liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
d) Đối với Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp, ngoài các phụ lục quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này phải có thêm Biên bản xác nhận mơ tả đường địa giới hành chính các cấp.
đ) Đối với Đề án thành lập thành phố, thị xã, quận, phường, thị trấn, ngoài các phụ lục quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều này phải có thêm các nội dung sau: Biểu tổng hợp các tiêu chí thành lập đơn vị hành chính; Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đơ thị (nếu có); Phim tài liệu về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Mục VI
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Điều 51. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính
1. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ.
2. Bảo đảm an ninh, quốc phịng và lợi ích chung của quốc gia; có tính đến lợi ích hợp lý của từng địa phương.
3. Giữ ổn định cơng tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương; khơng gây xáo trộn sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân.
Điều 52. Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính
1. Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính có tranh chấp phối hợp rà sốt tính thống nhất giữa đường ranh giới quản lý trên thực địa với đường địa giới hành chính trên bản đồ kèm theo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc bản đồ kèm theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để chuyển vẽ hiện trạng khu vực có tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính lên bản đồ địa hình Hệ tọa độ quốc gia VN - 2.000 có tỷ lệ phù hợp theo Quy định kỹ thuật Quốc gia về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập Hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
2. Ủy ban nhân dân nơi có khu vực tranh chấp phối hợp nghiên cứu, xác định nguyên nhân của tranh chấp; thống nhất phương án phân định địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa hình quy định tại khoản 1 Điều này làm cơ sở để hoàn thiện đường địa giới hành chính trên bản đồ kèm theo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc bản đồ kèm theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Trường hợp Ủy ban nhân dân nơi có khu vực tranh chấp khơng thống nhất được phương án phân định địa giới hành chính tại khu vực tranh chấp thì tổ chức lập Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy trình như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan trực tiếp khu vực tranh chấp tổ chức lấy ý kiến Nhân dân tại khu vực tranh chấp đối với phương án phân định địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa hình quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Căn cứ kết quả lấy ý kiến nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan trực tiếp khu vực tranh chấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thơng qua phương án phân định địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa hình quy định tại khoản 1 Điều này để lập Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã và Biên bản lấy ý kiến Nhân dân.
c) Trên cơ sở Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thơng qua phương án phân định địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa hình quy định tại khoản 1 Điều này để lập Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm: Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã,
Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
d) Trên cơ sở Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thơng qua phương án phân định địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa hình quy định tại khoản 1 Điều này để lập Hồ sơ trình Chính phủ. Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: Hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
đ) Trên cơ sở Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị liên ngành thẩm định để trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết (đối với cấp tỉnh) và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết (đối với cấp huyện, cấp xã) về phương án phân định địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa hình quy định tại khoản 1 Điều này.
e) Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội hoặc Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phương án phân định địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa hình quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện hồn thiện đường địa giới hành chính trên bản đồ kèm theo Nghị quyết của Quốc hội hoặc bản đồ kèm theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính.
Chương V