7. Cấu trúc của nghiên cứu
3.4. Các giải pháp hỗ trợ
3.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN cần tiếp tục điều điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa của Chính Phủ nhằm kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế; theo dõi sát diễn biến tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng để phản ứng linh hoạt, sẵn sàng thực hiện các biện pháp để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, vàng, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống TCTD;
Từ năm 2012 đến nay, NHNN liên tiếp điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi nhằm mục tiêu giảm lãi suất cho vay, kích thích tăng trưởng tín dụng, nhưng điều này có thể gây ra tâm lý lo lắng cho người gửi tiền, do đó NHNN cần phân tích các điều kiện thị trường, đặc biệt là khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ nhằm đưa ra mức lãi suất thực dương cho người gửi tiền.
Tiếp tục triển khai tích cực Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động của các TCTD, đảm bảo an tồn hệ thống, trong đó tập trung giám sát hoạt động của các NHTM yếu kém, phê duyệt và giám sát triển khai các phương án cơ cấu lại của từng TCTD; chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại hoạt động, danh mục tài sản, hệ thống quản trị và hiện đại hóa cơng nghệ.
Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD. Hoạt động thanh tra ngân hàng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, bao quát các hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống
quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng.