Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm

Một phần của tài liệu vk13_duthaobaocaodanhgiakinhte18-10dangbao_-_kem_07-CV-VPTU_20201026085126640642_000.00.01.A07 (Trang 43 - 44)

III- VỀ CÁC CÂN ĐỐI LỚN

4. Bảo đảm cân đối năng lượng quốc gia IV NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

2.2. Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm

Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu tư tồn xã hội, trong đó tập trung vốn vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các cơng trình, dự án trọng điểm, có sức lan toả, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút

nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác cơng - tư, giữ vững vai trị chủ đạo của ngân sách trung ương và bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Rà sốt, hồn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư xây dựng cơng trình phục vụ các ngành kinh tế. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu. Đổi mới, nâng cao vai trị cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư trong hoạt động quản lý đầu tư theo hướng giảm các hoạt động tiền kiểm và tăng cường hậu kiểm. Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, phịng, chống tham nhũng, thất thốt, lãng phí trong đầu tư cơng. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin, tin học hố trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, hỗ trợ tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trị chủ lực, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025. Đẩy mạnh phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Đến cuối năm 2025, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%. Thúc đẩy phát triển "tín dụng xanh", "ngân hàng xanh"; tăng tỉ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon. Phát triển thị trường xếp hạng tín dụng. Nâng cao quy mơ và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán để thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế.

Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung giữ vững những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Củng cố, phát triển một số tập đồn kinh tế nhà nước có quy mơ lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đến năm 2025, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước; xử lý cơ bản xong những yếu kém, thua lỗ, thất thốt của các tập đồn, tổng công ty nhà nước. Tiền thu từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung và chỉ sử dụng cho đầu tư các cơng trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, địa phương và bổ sung vốn điều lệ cho một số doanh nghiệp nhà nước then chốt quốc gia thuộc 4 lĩnh vực Nhà nước đầu tư và nắm giữ vốn theo quy định59.

Một phần của tài liệu vk13_duthaobaocaodanhgiakinhte18-10dangbao_-_kem_07-CV-VPTU_20201026085126640642_000.00.01.A07 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w