nghiệm.
• Các phong trào dân chủ 1936-1939
Ý nghĩa:
• Cao trào cách mạng do Đảng lãnh đạo trong thời kỳ 1936 - 1939 ngay sau khi khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng là một thắng lợi lớn của Đảng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến
• Qua lãnh đạo cuộc đấu tranh hợp pháp, và nửa hợp pháp rộng lớn kết hợp với hoạt động bí mật, khơng hợp pháp, Đảng được rèn luyện, trưởng thành, lực lượng quần chúng cách mạng mở rộng và được thử thách. Cao trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Qua lãnh đạo cao trào cách mạng 1936 - 1939, Đảng có thêm những kinh nghiệm:
• Xác định rõ kẻ thù chủ yếu và xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng là tập hợp đội quân chính trị quần chúng - bước đi tất yếu chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền sau này.
• Chủ trương xây dựng Mặt trận dân chủ rộng rãi là hình thức thích hợp bảo đảm thực hiện mục tiêu trước mắt đã đề ra, đưa đến một cao trào cách mạng mới.
• Để lãnh đạo được mặt trận rộng rãi, Đảng phải giữ vững tính độc lập về chính trị và tổ chức, dựa chắc vào lực lượng cơng nơng làm nền tảng.
• Giải quyết đúng các mối quan hệ mật thiết giữa mục tiêu đấu tranh với hình thức và tổ chức đấu tranh; giữa các hình thức tổ chức và hoạt động cơng khai, hợp pháp với các hình thức tổ chức và hoạt động bí mật, khơng hợp pháp; vừa tập họp được đơng đảo quần chúng, vừa chuẩn bị đề phòng khi kẻ thù đàn áp, phải rút vào bí mật.