- Quản lý chặt chẽ quỹ đất lúa có tưới và thâm canh lúa, ngơ để đảm bảo ổn định sản lượng lương thực, tăng sản phẩm hàng hóa. Quy hoạch hình thành vùng sản xuất giống hàng hố (3.000 ha canh tác), vùng sản xuất gạo chất lượng cao (12.000 ha canh tác). Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tích ngơ, đậu phụng, mè, rau quả thực phẩm; nhất là chỉ đạo chuyển đổi mạnh trên quỹ đất lúa - màu có tưới phía Nam của tỉnh.
- Triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động, lồng ghép các nguồn vốn cùng với tăng đầu tư từ ngân sách tỉnh để đầu tư có mục tiêu cho nơng nghiệp, nơng thơn; thực hiện tốt các chính sách chung và có cơ chế thu hút đầu tư của xã hội, trước hết là các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh ở địa bàn nông thôn. Đổi mới cơ cấu vốn đầu tư của nhà nước phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, xem đây là chương trình bao trùm để phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm đến.
- Tiếp tục rà sốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cây cao su, hồn thành việc giao rừng, cho th khốn rừng và thuê đất (trang trại), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ổn định, lâu dài cho tổ chức, cộng đồng làng, hộ gia đình, cá nhân gắn với rừng.
- Hình thành mới các hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu "mạng lưới" ở nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, giúp nông dân trong tiêu thụ nơng sản. Tổ chức mơ hình "Hiệp hội doanh nghiệp nông thôn" trên cơ sở tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế ở các cấp độ quy mô để phối hợp hỗ trợ, tổ chức hợp tác kinh doanh. Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh việc liên kết ”4 nhà”, nhằm giúp nông dân thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Triển khai thực hiện tốt các Chiến lược, đề án, phương án, cơ chế chính sách trong lĩnh vực thủy sản đã được ban hành. Quy hoạch và sắp xếp lại ao nuôi thuỷ sản nước lợ, cấp thốt nước cải thiện mơi trường nuôi, thâm canh gắn với an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm, đa dạng hố đối tượng ni để tăng hiệu quả nuôi thuỷ sản nước lợ; phát triển mạnh nuôi thuỷ sản nước ngọt với đối tượng hàng hố là cá tra, cá rơ phi đơn tính.
- Tập trung phát triển khai thác hải sản xa bờ, trang bị các trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc, khai thác hiện đại, công nghệ cao, thông tin kịp thời đến người dân, đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả sản xuất. Đẩy mạnh việc thành
lập mới các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển và duy trì hoạt động của các tổ đồn kết đã thành lập.
- Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác ven bờ, vùng lộng theo hướng từng bước giảm hợp lý lượng tàu cá nhỏ đánh bắt ven bờ để bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thủy sản, đảm bảo khai thác bền vững.
- Bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái biển để khai thác hiệu quả, bền vững. Chú trọng công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản; tăng cường công tác bảo tồn biển ở Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, xây dựng mới các khu bảo tồn biển, vùng nước nội địa khác trên địa bàn tỉnh (Tam Hải - Núi Thành, khu bảo tồn nội địa Vu Gia – Thu Bồn). Nghiên cứu thực hiện các mơ hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
- Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới một số cơ sở dịch vụ hậu cần. Khuyến khích đầu tư phát triển tàu thuyền dịch vụ, hậu cần cho tàu khai thác ở ngư trường xa bờ.
- Cùng với tập trung phát triển các tuyến giao thơng quan trọng có tính quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh; đầu tư hồn chỉnh mạng lưới giao thơng ở địa bàn nơng thơn. Trong đó, ưu tiên phát triển giao thơng ở miền núi đảm bảo đi lại thông suốt bốn mùa đến các xã chưa có đường ơtơ đến trung tâm; từ nay đến năm 2015, bê tơng hóa hồn chỉnh mạng lưới giao thông nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới, kết nối với đường xã, đường huyện và giao thông đối ngoại.
- Thực hiện các dự án, chương trình nạo vét các luồng lạch, cửa sơng để phát triển giao thông đường thuỷ, phục vụ du lịch và phòng chống thiên tai. Thực hiện dự án di dân, tái định cư ven biển; xây dựng và triển khai dự án tổng thể về xây dựng cơ sở hạ tầng vùng lũ lụt.
- Phát triển hệ thống lưới điện, nâng cao chất lượng điện phục vụ sản xuất (trạm điện, trạm bơm điện) vùng đất màu, sinh hoạt cho cư dân nông thôn. Phát triển hệ thống bưu chính, viễn thơng nâng cao khả năng tiếp cận thông tin ở nông thôn, miền núi. Xây dựng một số chợ đầu mối nông sản và nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống chợ nông thôn.
- Nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa tuyến huyện; nâng tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn và tăng cường bác sĩ cho các trạm y tế. Hồn chỉnh chương trình kiên cố hố trường học; xây dựng các trung tâm, nhà văn hố thể thao thơn, xã; chăm lo đời sống tinh thần nông dân đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quy hoạch sắp xếp lại dân cư, bố trí đủ đất sản xuất, nhất là vùng miền núi, vùng bị thiên tai đe doạ, vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn.