Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Đặc điểm lâm sàng và xquang của bệnh hẹp chiều ngang xương hàm trên
1.2.3. Đặc điểm khớp cắn
Có thể thấy, hẹp chiều ngang XHT thường gặp ở sai khớp cắn loại III và loại I theo Angle. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng hẹp chiều ngang XHT biểu hiện ở khớp cắn loại I chiếm 43%, loại III chiếm 48,5% và kết hợp cả loại I và III là 8,5% [24]. Tuy nhiên cũng có thể gặp ở những rối loạn khớp cắn các loại khác [25].
Trong trường hợp khớp cắn loại I theo Angle, tương quan của các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và dưới có thể bình thường nhưng nếu có những răng mọc ngầm hoặc mọc ngoài cung hàm quá nhiều cũng sẽ dẫn tới tình trạng kém phát triển của XHT. Các răng cửa bên, răng nanh là những răng có nguy cơ mọc ngầm hoặc mọc ngoài cung hàm hơn những răng khác [26], [27], [28].
Theo chiều ngang
Biểu hiện trên lâm sàng thường gặp của hẹp chiều ngang XHT là cắn chéo răng sau ở một vài răng hoặc toàn bộ một bên hoặc hai bên, hoặc cắn chéo tồn bộ cả phía trước và hai bên kèm theo tình trạng chen chúc răng [29], [30].
Theo Kutin và Hawes (1969) [24], tỉ lệ cắn chéo răng sau ở cả hai giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp là 7,7%, trong đó có đến 90% là cắn chéo răng sau một bên hoặc hai bên có tình trạng trượt xương hàm dưới và 10% là cắn chéo một bên thực sự.
Định nghĩa cắn chéo:
Theo Faber (1981), cắn chéo là tương quan ngoài - trong khơng bình thường của các răng và bề ngồi tương quan có thể che lấp sự bất tương xứng về xương ở bên dưới [24].
Theo Moyer (1973), cắn chéo trong là múi ngoài của một số răng sau hàm trên tiếp xúc trong của múi ngoài các răng sau hàm dưới [31].
Phân loại cắn chéo:
Phân loại cắn chéo theo tương quan
Theo Sim (1977), về tương quan theo chiều ngang có 6 hình thái cắn chéo răng sau [24]: Cắn chéo một bên, cắn chéo hai bên, cắn chéo toàn bộ (cắn chéo hai bên và cắn ngược vùng răng trước), cắn chéo trong hoàn toàn một bên, cắn chéo trong hoàn toàn hai bên, cắn chéo ngoài hoàn toàn một bên, cắn chéo ngoài hoàn toàn hai bên.
Phân loại cắn chéo theo nguyên nhân
Moyers (1973) phân loại cắn chéo [31]:
- Cắn chéo do răng: do hẹp xương ổ răng nên chỉ nghiêng răng và không ảnh hưởng tới nền xương hay đường giữa.
- Cắn chéo do cơ: do có cản trở khớp cắn ở cắn khớp trung tâm làm trượt hàm dưới để tìm đến vị trí ổn định và phản xạ cơ thần kinh mới được hình thành.
- Cắn chéo do xương: bất hài hịa của khối xương mặt, khơng cân xứng và thiếu sự đồng nhất về độ rộng cung răng. Thường thì hẹp hai bên nhưng có thể các cơ làm trượt XHD sang một bên để đạt tiếp xúc nhai cân bằng.
Có hai dạng khác biệt của cắn chéo răng sau được đưa ra dựa vào việc xác định có hay khơng sự trượt XHD có thể nhận thấy trong thì đóng hàm của trẻ. Theo Sim, cắn chéo răng sau được xem là chức năng nếu có trượt hàm dưới hiện diện ở lúc kết thúc đóng hàm từ 2-3 mm, nếu hàm dưới của bệnh nhân không trượt khi kết thúc đóng hàm là cắn chéo răng sau do xương (di truyền hay mắc phải). Trên lâm sàng, cắn chéo răng sau một bên chức năng thường là cắn chéo răng sau hai bên nhẹ có nguyên nhân do xương [24].
Hẹp chiều ngang XHT thường dẫn tới cắn chéo, tuy nhiên trong một số trường hợp răng có sự bù trừ bằng cách các nhóm răng sau hàm trên nghiêng trục răng q mức ra phía tiền đình, các nhóm răng sau hàm dưới nghiêng hơn về phía lưỡi, đảm bảo sự tiếp khớp giữa hai nhóm răng hàm trên dưới [27].
Theo chiều đứng
Những rối loạn khớp cắn theo chiều ngang đôi khi chỉ biểu hiện đơn độc nhưng cũng có lúc đi kèm với những rối loạn khớp cắn khác. Theo chiều đứng bệnh nhân có thể có biểu hiện khớp cắn bình thường hoặc cắn sâu hoặc là cắn hở (Hình 1.2) (Thomas M.G (2019) [22].
Hình 1.1. Bệnh nhân hẹp chiều ngang XHT có khớp cắn hở phía trước [22]
Ngồi những biểu hiện lâm sàng của khớp cắn theo các chiều không gian, bệnh nhân hẹp chiều ngang XHT cịn có các biểu hiện (tùy theo nguyên nhân): các răng mọc lệch lạc, răng mọc ngầm (thường gặp các răng nanh, cửa bên, hoặc các răng hàm nhỏ) [32], [26].