1. Khái niệm và phương pháp tính
1.1. Khái niệm
- Giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan giải quyết bồi thường (bao gồm cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành cơng vụ gây thiệt hại hoặc Tịa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự) thực hiện giải quyết yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại theo trình tự, thủ tục luật định.
Các khái niệm: Số vụ việc đã thụ lý; vụ việc đã giải quyết xong; vụ việc đang giải quyết; vụ việc đã tạm ứng kinh phí bồi thường; số tiền bồi thường; số tiền tạm ứng kinh phí bồi thường theo khái niệm đã nêu tại chỉ tiêu số 1501.
- Văn bản giải quyết yêu cầu bồi thường có hiệu lực pháp luật: theo khái niệm đã nêu tại chỉ tiêu số 1503.
1.2. Phương pháp tính
- Số vụ việc đã thụ lý bao gồm số vụ việc thụ lý mới trong kỳ thống kê và số vụ việc đang giải quyết từ kỳ trước chuyển sang.
- Số lượng vụ việc đang giải quyết trong kỳ là số vụ việc đã được cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý giải quyết nhưng chưa có văn bản giải quyết yêu cầu bồi thường có hiệu lực pháp luật.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tình trạng vụ việc thụ lý (số vụ việc thụ lý mới trong kỳ thống kê; số vụ việc đang giải quyết từ kỳ trước chuyển sang);
- Kết quả giải quyết bồi thường theo vụ việc (đã giải quyết xong; đang giải quyết, đã tạm ứng kinh phí bồi thường);
- Kết quả giải quyết bồi thường bằng tiền (số tiền đã chi trả theo quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; số tiền đã chi trả theo bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền, số tiền tạm ứng kinh phí bồi thường);
- Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp.
5. Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Cục Bồi thường nhà nước; Phối hợp: Cục Kế hoạch - Tài chính.