Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu bao-cao-qhdl-quang-tri-17-10-2017-1 (Trang 59 - 61)

III. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch là yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Loại hình và sản phẩm du lịch được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tài nguyên du lịch và nhu cầu thị trường khách. Chính vì vậy, đối với du lịch cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng, loại hình và sản phẩm du lịch được phát triển theo hai hướng: theo lãnh thổ du lịch và theo thị trường khách du lịch.

2.1. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ

Từ nay đến năm 2030, ngành du lịch Quảng Trị cần tổ chức và xây dựng các loại hình du lịch trên cơ sở thế mạnh địa phương để phát huy lợi thế và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Ngồi ra cần nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch khu vực để phát triển các loại hình du lịch mang tính điển hình, đồng thời đa dạng hố hệ thống sản phẩm du lịch.

Căn cứ vào sự phân bố tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Quảng Trị có thể tổ chức được bao gồm:

- Du lịch lịch sử - cách mạng: tập trung phát triển ở khu vực dọc quốc lộ 1A trên địa bàn Vĩnh Linh, Gio Linh và thị xã Quảng Trị, dọc đường Hồ Chí Minh (nhánh Đơng và Tây), dọc quốc lộ 9 trên địa bàn Đakrơng và Hướng Hóa. Trong đó địa đạo Vịnh Mốc, cụm di tích Đơi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị có vị trí đặc biệt quan trọng.

- Du lịch văn hoá - tâm linh: Chú trọng tâm linh hố loại hình du lịch lịch sử - cách mạng, ưu tiên phát triển hiệu quả loại hình du lịch văn hố tâm linh tín ngưỡng tơn giáo, trung tâm hành hương Đức mẹ La vang, Tổ đình Sắc tứ Tịnh quang, hệ thống di tích lịch sử văn hố Chúa tiên Nguyễn Hồng gắn với tìm hiểu văn hóa dân tộc Pa Cơ - Vân Kiều, làng cổ Hội Kỳ và các điểm du lịch tâm linh tại các địa bàn Cam Lộ, Đakrơng, Hướng Hóa, Triệu Phong và Hải Lăng, Thị xã Quảng Trị. Bên cạnh các loại hình du lịch tâm linh gắn với lịch sử chiến tranh, du lịch tâm linh gắn với tơn giáo, tín ngưỡng cũng cần được phát triển mạnh mẽ như một số sản phẩm gắn với nhà thờ La Vang, các chùa chiền Phật giáo... có thể khai thác nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các quốc gia Phật giáo trên hành lang Đông Tây.

- Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo ở khu vực Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, Cửa Tùng, Cửa Việt, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Hải An, Hải Khê và Cồn Cỏ.

- Du lịch biên mậu và du lịch thương mại - công vụ tập trung ở khu vực Lao Bảo, La Lay, Đông Hà và khu kinh tế Đông Nam.

- Du lịch sinh thái: tại các khu vực Đakrơng, Hướng Hóa, Cồn Cỏ và các điểm cụ thể như rừng Rú Lịnh, trằm Trà Lộc, khu cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tham quan, du lịch mạo hiểm (hệ thống hang động, thác nước tại Brai - Tà Puồng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hố) du lịch đường sơng, du lịch tham quan hồ, du lịch sinh thái - cộng đồng, tham quan suối nước nóng...

2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo nhu cầu thị trường

Sản phẩm và thị trường du lịch có mối quan hệ hữu cơ, trong đó thị trường khách là yếu tố quyết định để xây dựng các sản phẩm du lịch cần phải đáp ứng và ngược lại sản phẩm du lịch phải được xây dựng phù hợp với từng thị trường khách du lịch khác nhau.

Chính vì vậy, cần nắm bắt đặc điểm thị trường để phát triển loại hình và sản phẩm du lịch.

Đối với Quảng Trị, du lịch lịch sử - cách mạng đóng vai trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa với cả vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Loại hình sản phẩm này đáp ứng cả nhu cầu của thị trường khách quốc tế và nội địa. Tuy nhiên cần lưu ý tới những khác biệt và quan tâm riêng đối với từng thị trường.

- Đối với thị trường khách quốc tế: Cần đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch thăm chiến trường xưa, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc và du lịch thương mại - công vụ.

- Đối với thị trường trong nước: Khách du lịch Việt Nam có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy mạnh các tour kết hợp nhiều sản phẩm trong tỉnh cũng như các tour kết nối trong vùng. Mua sắm là một nhu cầu quan trọng của thị trường khách du lịch nội địa.

Những phân tích trên cho thấy có thể phát triển các loại hình du lịch sau:

*Loại hình du lịch lịch sử - cách mạng: Là loại hình du lịch đặc sắc nhất của Quảng Trị. Đây cũng là loại hình du lịch đang có nhu cầu rất cao đối với các thị trường, tuy nhiên cần kết hợp khai thác với các loại hình sản phẩm khác để nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch. Đây là loại hình du lịch có sức thu hút thị trường lớn nhất của Quảng Trị hiện nay.

*Loại hình du lịch văn hóa - tâm linh: Các loại hình du lịch này khá đa dạng,

phục vụ các thị trường và phân đoạn thị trường khác nhau. Du lịch tâm linh tại Quảng Trị cũng nằm trong 2 nhóm khác biệt: du lịch tâm linh gắn với lịch sử chiến tranh và du lịch tâm linh gắn với tơn giáo, tín ngưỡng. Các thị trường quốc tế quan tâm hơn tới việc tìm hiểu văn hóa dân tộc, làng nghề, trong khi thị trường nội địa là thị trường rất quan trọng đối với du lịch tâm linh. Nhà Thờ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, các di tích Chúa tiên Nguyễn Hồng và hệ thống chùa của Quảng Trị cũng có khả năng thu hút khách du lịch tâm linh cả nội địa và quốc tế, đặc biệt là thị trường khách từ các quốc gia Phật giáo trên Hành lang Đơng Tây. Đây là loại hình du lịch nổi trội, đặc trưng của tỉnh, có vị trí quan trọng đối với nhiệm vụ đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Quảng Trị.

* Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, biển: Du lịch nghỉ dưỡng, biển ln giữ vai trị

quan trọng, đặc biệt đối với khách nội địa. Du lịch nghỉ dưỡng biển của Quảng Trị hướng tới việc khai thác các thị trường các tỉnh phía Bắc của Việt Nam, các tỉnh thuộc khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Đây là loại hình du lịch đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển và cần tập trung phát triển khu vực Cửa Việt - Cửa Tùng - đảo Cồn Cỏ thành vùng động lực.

* Loại hình du lịch biên mậu và du lịch thương mại - công vụ: Cần chú ý khai

thác các sản phẩm du lịch phục vụ cho du lịch biên mậu và du lịch thương mại - cơng vụ. Du lịch biên mậu có sức hấp dẫn lớn đối với thị trường nội địa và thị trường Lào. Du lịch thương mại cơng vụ có sức hấp dẫn lớn đối với thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, thị trường Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đối với sản phẩm này cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển du lịch biên mậu và thương mại.

* Loại hình du lịch sinh thái - sông suối và cảnh quan

Đối với thị trường nội địa, du lịch sinh thái có sức hấp dẫn lớn đối với phân khúc thanh thiếu niên, học sinh sinh viên; du lịch sinh thái cũng hấp dẫn các thị trường quốc tế đến từ Tây Âu và Nhật Bản. Du lịch sinh thái có thể kết hợp khai thác hiệu quả với du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc và du lịch cộng đồng.

Một số sản phẩm du lịch cụ thể cần chú trọng phát triển:

- Các sản phẩm du lịch lịch sử - cách mạng: Ký ức chiến tranh và khát vọng hịa bình (thăm lại chiến trường xưa, hoài niệm chiến trường xưa, tri ân đồng đội, tham quan di tích lịch sử - cách mạng, trải nghiệm đường mòn Trường Sơn, thăm chiến khu Ba Lòng, tham quan nhà tù Lao Bảo, trải nghiệm làng địa đạo Vịnh Mốc, tham quan và trải nghiệm khu phi quân sự DMZ...)

- Các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh: du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống các dân tộc Pa Cô - Vân Kiều, du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu văn hóa Chăm cổ, tri ân các Anh hùng liệt sỹ, tham quan các cơng trình tơn giáo, tìm hiểu về tơn giáo và tham dự các lễ hội tôn giáo (Phật giáo và Thiên chúa giáo) tại các điểm di tích tơn giáo nổi tiếng như Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Nhà thờ La Vang...

- Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, biển - đảo: nghỉ dưỡng biển (với các cấp độ chất lượng đa dạng phục vụ các phân khúc thị trường khác nhau), du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí và thể thao nước, lướt ván, đua thuyền buồm, dù lượn ...

- Các sản phẩm du lịch biên mậu và du lịch thương mại - cơng vụ: tìm hiểu cơ hội đầu tư, phát triển thương mại, MICE, mua sắm, du lịch đường biên (du lịch quá cảnh), du lịch Hành lang Đông Tây, "Ngày ăn cơm ba nước"...

- Các sản phẩm du lịch sinh thái: tham quan, nghiên cứu các khu bảo tồn tự nhiên (Đakrơng và Bắc Hướng Hóa), các hoạt động thể thao mạo hiểm gắn với sông suối, thác nước, hang động, đi bộ băng rừng (Hệ sinh thái cảnh quan đường Hồ Chí Minh Nhánh Tây, Thác Chênh Vênh, Thác Ba Vòi, Tà Puồng, Động Brai), tham quan các khu tự nhiên ven biển (Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc), du lịch đường sông, du lịch tham quan hồ, du lịch sinh thái - cộng đồng, tham quan suối nước nóng...

Một phần của tài liệu bao-cao-qhdl-quang-tri-17-10-2017-1 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w