Nhóm giải pháp hợp tác liên kết

Một phần của tài liệu bao-cao-qhdl-quang-tri-17-10-2017-1 (Trang 82 - 83)

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

3. Nhóm giải pháp hợp tác liên kết

Giải pháp hợp tác liên kết là một trong những giải pháp then chốt đối với phát triển du lịch Quảng Trị. Liên kết phát triển sẽ có mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Quảng Trị cũng như của cả vùng Bắc Trung Bộ và Hành lang kinh tế Đông - Tây; nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến cũng như góp phần hạn chế những yếu kém, bất cập hiện nay trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch.

Các đối tượng liên kết của Du lịch Quảng Trị bao gồm:

- Liên kết quốc tế: Liên kết với các quốc gia trên Hành lang kinh tế Đông - Tây, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, tiến tới mở rộng liên kết với các nước ASEAN.

- Liên kết trong nước: Liên kết với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, phát triển liên kết Quảng Trị - Thừa Thiên, Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, liên kết với các thị trường trọng điểm trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,...

- Liên kết nội tỉnh: liên kết giữa các huyện, thị xã, thành phố; giữa các ngành, đơn vị chức năng trong tỉnh phục vụ phát triển du lịch; liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, lưu trú, dịch vụ... và các lĩnh vực khác có liên quan

Quan điểm liên kết:

- Liên kết bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh, đặc thù của chủ thể liên kết để cùng phát triển.

- Liên kết trên tinh thần tự nguyện của các chủ thể liên kết; có bước đi thích hợp, theo từng giai đoạn, mục tiêu cụ thể trên cơ sở lựa chọn những nội dung, lĩnh vực thiết thực, trọng điểm cho phát triển du lịch.

- Nội dung liên kết phải được xây dựng thành các dự án, chương trình, kế hoạch cụ thể, có mục tiêu rõ ràng, thời gian triển khai, kinh phí, đơn vị và đối tác thực hiện.

Mục tiêu liên kết: Khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của chủ thể nhằm

góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch nhanh và phát triển bền vững.

Các giải pháp liên kết cụ thể bao gồm:

- Thực hiện liên kết giữa các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh trong việc phát triển sản phẩm du lịch.

- Liên kết giữa các ngành trong việc xây dựng và thực hiện các dự án, chương trình đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Liên kết với các ngành trong tỉnh việc tạo thuận lợi cho khác du lịch và đầu tư khai thác phát triển du lịch.

- Liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch nhằm xây dựng văn hóa cạnh tranh lành mạnh, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để có thể cùng nhau thành cơng trên thị trường.

- Liên kết với các địa phương trong vùng trong xây dựng sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Liên kết với các thị trường gửi khách quan trọng trong cả nước (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng) trong quảng bá, xúc tiến du lịch...

- Liên kết với các điểm đến trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm xây dựng các chương trình du lịch quốc tế hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao.

- Liên kết giữa các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch.

- Liên kết với CHDCND Lào, cụ thể là với các địa phương tiếp giáp với Quảng Trị qua các cửa khẩu Lao Bảo và La Lay trong phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá và tạo thuận lợi cho khách du lịch. Việc liên kết quốc tế trong phát triển du lịch cũng có thể được mở rộng tới các tỉnh sâu hơn trong nội địa của Lào và xa hơn nữa là Thái Lan và Campuchia cũng như với các tỉnh ở Việt Nam nằm lân cận tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu bao-cao-qhdl-quang-tri-17-10-2017-1 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w