sốc
(Nguồn: tính tốn của tác giả theo phần mềm Eviews 6.0)
Kết quả hàm phản ứng đẩy cho thấy cú sốc lạm phát có biến động cùng chiều với sự biến động của thị trường chứng khốn, theo đó ngay trong kỳ đầu tiên khi có một cú sốc tăng một độ lệch chuẩn trong lạm phát làm thị trường chứng khoán biến động tăng 0.0000437% và tác động này là kéo dài dai dẵng theo thời gian. Ở một khía cạnh khác cho thấy có một sự biến động ngược chiều trong cú sốc GDP đến sự biến động trong lạm RSR tuy nhiên lại khơng có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, sự biến động trong thị trường chứng khoán gần như không chịu tác động của cú sốc biến động lại suất.
Sự biến động trong thị trường chứng khoán chịu tác động lớn của các cú sốc của chính nó trong q khứ, khi có một cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn của chính nó sẽ làm cho thị trường chứng khoán biến động tăng 0.00368% và tác động này kéo dài đến 8 tháng trước khi đi vào ổn định.
Ngoài ra, theo Sarno và Thornton (2004) cho rằng việc thay đổi thứ tự trong mơ hình VAR sẽ cho ra những kết quả khác nhau nên trong phần này đề tài cũng tiến hành đảo vị trí của các biến nghiên cứu để tạo ra các mơ hình thay thế, theo đó các mơ hình thay thế được thực hiện trong đề tài như:[PS_INF, PS_R, PS_GDP, PS_RSR]- việc sắp thứ tự các biến là dựa trên kết quả kiểm định nhân quả Granger.
Hình 4.7. Hàm phản ứng của thị trường chứng khoán trước các cú sốc theo mơ hình thay thế
(Nguồn: tính tốn của tác giả theo phần mềm Eviews 6.0)
Với mơ hình thay thế thì tác động của cú sốc lạm phát đến sự biến động của thị trường chứng khốn là khơng thay đổi so với mơ hình ban đầu. Tuy nhiên có một sự biến động ngược chiều giữa cú sốc biến động trong GDP đến sự biến động của thị trường chứng khốn mang tính tức thời trong quý đầu tiên, theo đó một cú sốc tăng một độ lệch chuẩn trong sự biến động GDP làm thị trường chứng khốn biến động giảm 0.0000014%. Ngồi ra, kết quả của cú sốc lãi suất đến sự biến động trong thị trường chứng khốn là khơng có ý nghĩa thống kê-tương tự như kết quả trong mơ hình ban đầu. Sự biến động trong thị trường chứng khoán chịu tác động của các cú sốc chính nó- điều này là giống với kết quả của mơ hình ban đầu.
Phân rã phương sai xem xét mức độ đóng góp của các biến vĩ mơ vào biến động của thị trường chứng khoán
Kết quả phân rã phương sai theo mơ hình thứ nhất với trật tự các biến: [PS_GDP, PS_INF, PS_R, PS_RSR].
Thông qua kết quả phân rã phương sai cho thấy sự biến động trong thị trường chứng khoán phần lớn được giải thích bởi cú sốc của chính nó (hơn 99.97%) ngay trong kỳ đầu tiên, sự đóng góp của các yếu tố khác là khơng đáng kể. Tuy nhiên qua thời gian thì sự đóng góp trong việc giải thích sự biến động của thị trường chứng khốn được giải thích nhiều hơn bởi sự biến động trong GDP từ kỳ thứ 10 là 11.56%, kỳ thứ 15 là 12.62% và bất đầu đi vào ổn định. Tương tự sự giải thích của
lạm phát trong biến động của thị trường chứng khoán cũng tăng lên 20% vào kỳ thứ 5 và 24.25% vào kỳ thứ 10 và bắt đầu đi vào ổn định. Sự đóng góp của sự biến động trong lãi suất đến sự biến động của thị trường chứng khốn gần như khơng đáng kể qua thời gian.
Bảng 4.16. Phân rã phương sai của biến động thị trường chứng khốn theo mơ hình thứ nhất
Variance Decomposition of PS_RSR:
Period S.E. PS_GDP PS_INF PS_R PS_RSR 1 0.00368 0.01004 0.01408 0.00127 99.97462 5 0.00560 1.00399 20.11704 0.41450 78.46447 10 0.00659 11.55759 24.25363 0.31290 63.87588 15 0.00677 12.62880 25.20697 0.30060 61.86363 16 0.00678 12.59257 25.35923 0.30275 61.74544 17 0.00679 12.56406 25.46065 0.30964 61.66564 18 0.00679 12.59122 25.48793 0.31502 61.60583 19 0.00680 12.64866 25.47738 0.32190 61.55205 20 0.00680 12.80141 25.42667 0.32496 61.44696 Cholesky Ordering: PS_GDP PS_INF PS_R PS_RSR
(Nguồn: tính tốn của tác giả theo phần mềm Eviews 6.0)
Tuy nhiên để việc xem xét này mang tính tồn diện đề tài tiến hành thay đổi trật tự các biến theo mơ hình: [PS_INF, PS_R, PS_GDP, PS_RSR], để xem xét sự giải thích của các yếu tố đến sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết quả phân rã phương sai của sự biến động thị trường chứng khốn theo mơ hình thay thế cho thấy sự đóng góp của các yếu tố trong việc giải thích cho sự biến động của thị trường chứng khoán qua thời gian là khơng thay đổi. Theo đó thì sự đóng góp của sự biến động trong GDP và sự biến động trong lạm phát là ngày càng tăng trong sự biến động của thị trường chứng khoán.
Bảng 4.17. Kết quả phân rã phương sai của biến động thị trường chứng khốn theo mơ hình thay thế
Variance Decomposition of PS_RSR:
Period S.E. PS_GDP PS_INF PS_R PS_RSR 1 0.00368 0.00418 0.01994 0.00127 99.97462 5 0.00560 4.13007 16.99096 0.41450 78.46447 10 0.00659 18.68935 17.12188 0.31290 63.87588 15 0.00677 20.19889 17.63687 0.30060 61.86363 16 0.00678 20.15480 17.79701 0.30275 61.74544 17 0.00679 20.11614 17.90858 0.30964 61.66564 18 0.00679 20.16173 17.91742 0.31502 61.60583 19 0.00680 20.22684 17.89920 0.32190 61.55205 20 0.00680 20.35934 17.86874 0.32496 61.44696 Cholesky Ordering: PS_INF PS_GDP PS_R PS_RSR
(Nguồn: tính tốn của tác giả theo phần mềm Eviews 6.0)
Từ kết quả phân rã phương sai cho thấy tác dụng của các cú sốc mang bản chất tiền tệ dường như có tác động khơng đáng kể đến thị trường chứng khốn cịn tác động của các cú sốc mang bản chất thực thì mạnh hơn. Do đó, để cho thị trường chứng khốn Việt Nam phát triển và là một cơng cụ cho chính sách tiền tệ thì cần quan tâm và điều chỉnh hợp lý các yếu tố tiền tệ trong việc xem xét tác dụng của nó đến thị trường chứng khốn.
4.5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Bảng 4.18. So sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với các nghiên cứu khác
Đề tài
Nghiên cứu Wang
(2010) Các nghiên cứu khác
Biến vĩ mô Tương quan Tương quan Tương quan Tác giả
GDP Tương quan
âm
Khơng có ý nghĩa
thống kê Tương quan âm
Acikalin và cộng sự (2008)
Lạm phát Tương quan
dương Tương quan dương
Khơng có ý nghĩa thống kê Oseni và Nwosa (2011) Lãi suất Khơng có ý nghĩa thống kê Khơng có ý nghĩa thống kê Tương quan dương Peiris (2010) Bảng 4.18 cung cấp cái nhìn tổng quát và hệ thống lại kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như các bài nghiên cứu khác trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của đề tài khơng hồn tồn tương đồng với nghiên cứu của Wang (2010) nhưng có tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới.
Với những gì mà đề tài tìm thấy gần như có một sự đi ngược lại so với kỳ vọng ban đầu của đề tài, tuy nhiên điều này cũng có thể được giải thích theo nghiên cứu của Singh và Weiss (1998) và Kominek (2003) cho rằng những đất nước đang phát triển và đặc biệt là thị trường chứng khoán trong giai đoạn đang phát triển hồn thiện thì phần lớn các làn sóng đầu tư trong các thị trường này mang tính chất là đầu cơ điều này cũng phù hợp với nhận định của các chuyên gia kinh tế theo như nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nhung (2013) thì thị trường chứng khốn Việt Nam là thị trường “nóng nhanh và lạnh nhanh” do đó sự biến động trong các biến số kinh tế vĩ mơ dường như giải thích rất ít và đơi khi khơng có mối quan hệ với sự biến động
trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, đề tài cho rằng để xem xét mối quan hệ giữa sự biến động trong các biến số kinh tế vĩ mô và sự biến động trong thị trường chứng khoán Việt Nam cần có những nghiên cứu sâu hơn và mang tính tổng quát hơn.
5. Kết luận và đề xuất
5.1.Kết luận của nghiên cứu
Với mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của sự biến động các biến số kinh tế vĩ mô đến sự biến động trong thị trường chứng khốn Việt Nam, thơng qua chuỗi dữ liệu theo tháng được thu thập trong giai đoạn 2001-2013. Trước hết đề tài sử dụng mơ hình EGARCH để đo lường sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô được nghiên cứu và sự biến động của thị trường chứng khốn Việt Nam thơng qua chỉ số VN-Index. Tiếp theo đề tài thực hiện phân tích ảnh hưởng của sự biến động các biến số kinh tế vĩ mô đến sự biến động của thị trường chứng khốn Việt Nam bằng mơ hình VAR, sử dụng hàm phản ứng đẩy IRF nhằm phân tích tác động của từng cú sốc của các biến kinh tế vĩ mô đến sự biến động trong thị trường chứng khoán, kỹ thuật phân rã phương sai cũng được đề tài sử dụng nhằm đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố theo thời gian trong việc giải thích độ biến động trong thị trường chứng khốn Việt Nam. Bên cạnh đó, để đánh giá tính bền vững của mơ hình (robust) của kết quả mơ hình VAR để tài cũng thực hiện chuyển đổi vị trí của các biến để tạo ra các mơ hình thay thế.
Thơng qua việc ước lượng chuỗi dữ liệu nghiên cứu đề tài tìm thấy một số kết quả chính như sau:
Thứ nhất, thông qua kiểm định nhân quả Granger cho thấy sự biến động trong các biến số kinh tế vĩ mô là nguyên nhân gây ra sự biến động của thị trường chứng khoán.
Thứ hai, kết quả mơ hình VAR đề tài tìm thấy sự biến động trong thị trường chứng khoán Việt Nam là do sự biến động trong GDP với độ trễ 1 tháng, tương tự sự biến động trong lạm phát cũng là nguyên nhân gây ra sự biến động trong thị trường chứng khoán với độ trễ từ 1 đến 3 tháng. Ngoài ra, sự biến động trong lãi suất không là nguyên nhân gây ra sự biến động trong thị trường chứng khốn Việt Nam. Thứ ba, thơng qua hàm phản ứng đẩy IRF cho thấy sự biến động trong thị trường chứng khoán chịu tác động của cú sốc GDP tuy nhiên mức tác động là tức thời, tuy
nhiên sự biến động trong thị trường chứng khoán chịu tác động dai dẵng của cú sốc trong biến động trong lạm phát.
Thứ tư, kết quả phân rã phương sai cho thấy sự biến động trong thị trường chứng khốn được giải thích nhiều bởi cú sốc của chính nó trong q khứ, tuy nhiên qua thời gian thì sự biến động trong thị trường chứng khốn được giải thích nhiều hơn bởi sự biến động trong GDP và lạm phát. Sự biến động trong lãi suất giải thích rất ít cho sự biến động trong thị trường chứng khoán qua thời gian và gần như không đáng kể.
5.2.Kiến nghị
Với những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định hơn. Theo đó các kiến nghị được đưa ra như sau:
Thứ nhất, trong ngắn hạn sự biến động trong GDP là một yếu tố quan trọng tác động đến sự biến động trong thị trường chứng khốn, do đó trong chính phủ có thể dùng chỉ tiêu này để tác động đến sự biến động trong thị trường chứng khốn theo hướng có lợi cho nền kinh tế- tức là có sự quan tâm đến các cú sốc thực trong ngắn hạn tác động đến thị trường chứng khoán.
Thứ hai, cũng trong ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng công cụ lạm phạt để tác động đến sự biến động trong thị trường chứng khốn theo đó việc duy trì một tỷ lệ lạm phát ổn định là một điều kiện tiên quyết để duy trì một sự ổn định trong nền kinh tế thơng qua sự ổn định của các biến số kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.
Thứ ba, trong dài hạn ngoài việc chú trọng đến các cú sốc mang bản chất tiền tệ (cung tiền, lãi suất,….) thì cũng cần theo đuổi các cú sốc mang bản chất thực (cú sốc cung, cú sốc cầu,…) để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững và ổn định hơn.
5.3.Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1.Hạn chế của đề tài
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, đề tài gặp một số hạn chế sau:
Thứ nhất, dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội được thu thập theo quý, sau đó sử dụng phần mềm Eviews nhằm chuyển dữ liệu từ quý sang tháng nên dữ liệu có thể gặp một số hạn chế.
Thứ hai, ngồi mơ hình EGARCH để đo lường biến động của các biến nghiên cứu, cịn có nhiều mơ hình khác nhằm đo lường biến động, vì vậy có thể mơ hình EGARCH được sử dụng trong đề tài chưa là mơ hình phù hợp nhất cho biến nghiên cứu.
Thứ ba, khi thực hiện hàm phản ứng thúc đẩy và phân rã phương sai trong mơ hình VAR thì thứ tự biến rất quan trọng vì thứ tự biến khác nhau có thể đưa ra kết quả khác nhau.Vì việc sắp xếp thứ tự biến trong đề tài chưa bao quát hết các trường hợp nên có thể dẫn đến những trường hợp thiếu sót.
Thứ tư, các biến được đưa vào nghiên cứu trong đề tài cịn tương đối ít do đó kết quả tìm được có thể chưa mang tính đại diện và bao quát hết các yếu tố tác động đến sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Với những hạn chế được tìm thấy trong nghiên cứu của mình đề tài đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này như sau:
Có thể áp dụng các mơ hình VAR cấu trúc (SVAR) hay mơ hình ràng buột dấu hiệu VAR (Sign-restriction VAR) của Uhlig (2009) để khắc phục các hạn chế của mơ hình VAR đệ quy bằng cách áp đặt các ràng buột theo lý thuyết kinh tế hoặc các ràng buột dấu hiệu theo đề xuất của Fry và Pagan (2007), Fratzscher và cộng sự (2010). Theo đó việc áp dụng các mơ hình này sẽ không phụ thuộc vào việc sắp xếp vị trí các biến như trong mơ hình VAR đệ quy.
Cần kết hợp thêm các biến kinh tế vĩ mô khác trong nước và các cú sốc của nước ngồi đến sự biến động trong thị trường chứng khốn Việt Nam nhằm có cái nhìn bao qt hơn về các yếu tố tác động đến sự biến động trong thị trường chứng khốn. Và đây có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng việt
1. Đinh Tiến Thịnh, 2013. Nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Đại Học Kinh Tế TP.HCM. 2. Nguyễn Thị Phương Nhung, 2013. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
sự phát triển của thị trường chứng khốn. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 21, trang 21-26.
3. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013. Tác động của các nhân tố vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
4. Nguyễn Trọng Hoài và Cộng sự, 2013. Kinh tế lượng-phân tích chuỗi thời gian trong tài chính. TPHCM: Nhà xuất bản Lao Động.
5. Nguyễn Trường Sơn và cộng sự, 2011. Mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế
vĩ mô và thị trường chứng khoán- kết quả thực nghiệm ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Cơng trình dự thi nhà kinh tế trẻ 2011.
6. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2011. Giáo trình tài chính quốc tế.
Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
Danh mục tài liệu tiếng anh
1. Acikalin, S., Aktas, R. and Unal, S., 2008. Relationships between stock markets and macroeconomic variables: an empirical analysis of the Istanbul Stock Exchange. Investment Management and Financial Innovations,
5/2008.
2. Attari, M. I. J. and Safdar, L., 2013. The Relationship between Macroeconomic Volatility and the Stock Market Volatility: Empirical Evidence from Pakistan. Pakistan Journal of Commerce and Social Sciences. 7: 309-320.
3. Auret, C. and Golding, J., 2012. Stock prices as a leading indicator of economic activity in South Africa: Evidence from the JSE. Investment Analysts Journal, No 76/2012.
4. Binswanger, M., 2004. Stock returns and real activity in the G-7 countries:did the relationship change during the 1980s?. The Quarterly Review of Economics and Finance, 44: 237-252.
5. Bollerslev, T., 1986. Generalized autoregressive conditional heteroskedasticity, Journal of Econometrics, 31: 307-327.
6. Chen, N. F., Roll, R. and Ross, S. A., 1986. Economic forces and the stock