Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại các công ty ngành bất động sản niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 52 - 55)

6. Ý nghĩa của đề tài

2.3 Thực trạng giá cổ phiếu của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị

2.3.1 Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2008 chứng kiến những biến động lớn của kinh tế thế giới. Suy thối kinh tế tồn cầu đẩy thêm những khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam vốn đã trong tình trạng mất cân đối vĩ mô khá nghiêm trọng, thể hiện qua thâm hụt ngân sách, thâm hụt vãng lai, và tình trạng đơ la hóa. Nền kinh tế sau một thời gian mở rộng đã bắt đầu thu hẹp. Các chỉ số chứng khốn bắt đầu q trình đi lên vào cuối q 1 năm 2009 cùng với thời điểm kinh tế chạm đáy và hồi phục. VN-Index chạm đáy 235 điểm vào ngày 24/02/2009 và đi lên đạt đỉnh 624 điểm vào ngày 22/10/2009, mức tăng 165%. TTCK năm 2009 phục hồi không chỉ nhanh mà còn rất ấn tượng với những phiên giao dịch với thanh khoản kỷ lục liên tục được thiết lập. Giá trị giao dịch đạt đỉnh trong tháng 10/2009 với thanh khoản bình quân là 5.759 tỷ/phiên. Năm 2010, TTCK đã gặp nhiều khó khăn và khiến nhà đầu tư thất vọng khi sụt giảm so với năm 2009. Mặc dù thị trường có đợt hồi phục mạnh gây bất ngờ từ cuối tháng 11/2010, VN-Index vẫn đóng cửa giảm 2% so với cuối năm trước khi chốt phiên 31/12/2010 tại 484.66 điểm, HNX- Index đóng cửa năm tại 114.24 điểm giảm tới 32% so với cuối 2009. Kết quả chênh lệch giữa hai Sở giao dịch chính thức này phần nào cho thầy nhiều vấn đề ẩn chứa đằng sau các chỉ số. Ấn tượng của một thị trường lạc quan năm 2009 chỉ xuất hiện trong 6 tháng đầu năm 2010 và đây cũng là giai đoạn thị trường đạt mức cao nhất trong năm khi VN- Index tại mức 549 điểm và HNX-Index tại mức 187.22 điểm. Nửa cuối năm 2010 là thời kỳ khó khăn nhất

của thị trường khi niềm tin sụp đổ bởi tác động của bất ổn kinh tế bộc lộ, chính sách tiền tệ thiếu nhất quán, đồng thời thị trường chịu tác động bởi nguồn cung lớn từ các cổ phiếu niêm yết mới và phát hành thêm trong thời điểm trước bắt đầu được giao dịch và khó khăn thanh khoản chung của tồn hệ thống ngân hàng khiến các khoản đầu tư vào chứng khoán bị siết lại. Các chỉ số đã nhiều lần kiểm tra các mốc đáy của năm vào tháng 8 và tháng 11. VN-Index hai lần giảm về mức đáy 420 trong khi HNX-Index giảm thấp nhất trong vòng 18 tháng xuống 97.44 điểm vào tháng 11/2010.

Biểu đồ 2.1: VN-Index giai đoạn quý 1/2009 - quý 4/2013

Biểu đồ 2.2: HNX-Index giai đoạn quý 1/2009 - quý 4/2013

(Nguồn:SGDCK Hà Nội)

Năm 2011 là một năm khó khăn của nền kinh tế Viêt Nam theo đó TTCK, vốn là phong vũ biểu của nền kinh tế, cũng phản ánh rõ điều này với xu hướng giảm điểm là xu hướng chính và chủ đạo. Trong cả năm, thị trường chỉ có được hai đợt hồi phục ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, tồn bộ khoảng thời gian cịn lại thị trường chủ yếu đi xuống. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN- Index và HNX- Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011, VN- Index đã giảm mạnh 27,46% cịn HNX- Index thì giảm đến hơn 48%. Khơng chỉ chịu áp lực giảm về mặt điểm số, diễn biến giao dịch trên thị trường càng ngày càng theo hướng trầm lắng và ảm đạm hơn, thể hiện qua sự giảm sút của tính thanh khoản, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình mỗi phiên giao dịch của mỗi Sở giao dịch đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%.

Thị trường chứng khốn cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực hơn trong năm 2012 cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế. Những nỗ lực trong việc kiềm chế và ổn định lạm phát của NHNN và Chính phủ đã kéo theo mặt bằng lãi suất liên tiếp được hạ xuống sau khi lạm phát giảm mạnh, giúp tháo gỡ khó khăn một phần

cho các công ty và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế. Chốt phiên ngày 28/12/2012, VN- Index dừng ở mức 413,73 điểm (+17,69%), trong khi HNX- Index chốt tại 57,09 điểm (-2,81%) so với cuối năm 2011. Khối lượng giao dịch trung bình trên hai Sở giao dịch đều tăng trên 50% so với năm 2011. Mặc dù giao dịch thỏa thuận vẫn đóng góp một phần khơng nhỏ trong tổng khối lượng và giá trị giao dịch toàn thị trường nhưng trong năm 2012, đóng góp nhiều nhất cho sự cải thiện của khối lượng và giá trị giao dịch lại đến từ giao dịch khớp lệnh với khối lượng khớp lệnh trung bình trên HOSE và HNX lần lượt là 46,5 triệu và 44,6 triệu đơn vị, tương ứng +75% và +57% so với năm 2011.

Trong năm 2013, sau chuỗi ngày mua ròng rất tốt vào nửa đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã bất ngờ rút vốn mạnh trên TTCK vào quý 3. Tương tự các năm trước đó, giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi vẫn chủ yếu xoay quanh các cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn. Với việc nhóm blue-chips là nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng rất lớn đến hai chỉ số chính cũng như diễn biến chung của thị trường thì động thái của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư nước ngồi, đã góp cơng lớn cho mức tăng điểm ấn tượng của thị trường trong năm 2013. VN-Index tăng mạnh trong quý 1, sau đó đà tăng chững lại, các cổ phiếu đã xây dựng và củng cố mặt bằng giá mới khi chỉ số chủ yếu biến động quanh vùng 500 điểm. Trong khi đó HNX- Index ghi nhận những nhịp sóng lớn vào khoảng đầu năm, trong tháng 5 và từ tháng 10 đến cuối năm. Năm 2013 qua đi với những thành công rực rỡ khi VN- Index tăng rất tốt đến 20,62% và HNX- Index tăng 14,76%.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu tại các công ty ngành bất động sản niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w