.2 Số lượng và giá trị giao dịch M&A giai đoạn 2003-2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 33 - 43)

Riêng với ngành tài chính – ngân hàng, sau bùng nổ gia tăng quá mức số lượng các NHTM cổ phần thời gian trước, hiện chính là thời điểm để thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cơ cấu lại để hoạt động ổn định, an tồn và hiệu quả.

Làn sóng mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam trong năm 2012 đã diễn ra khá sôi động và đa màu sắc với những thương vụ đáng chú ý đại

diện cho các màu sắc M&A khác nhau. Thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiabank) và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) là thương vụ M&A mang màu sắc “cơ cấu”. Thương vụ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), cơ bản thể hiện màu sắc của một giao dịch M&A thân thiện. Thương vụ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đại diện cho nhóm cổ đơng lớn thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) mang màu sắc thương vụ M&A thù nghịch.

Có thể thấy hoạt động M&A nói chung và M&A ngân hàng nói riêng hiện nay ở Việt Nam tăng trưởng khá cao về số lượng và giá trị, đã có những tác động tích cực khơng những đối với bản thân các ngân hàng tham gia M&A nói riêng mà cịn tác động tích cực đến ngành ngân hàng nói chung. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng quy mơ này vẫn cịn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.2.3.2 Tính phức tạp của các thương vụ M&A gia tăng

Nếu như trước đây, chủ yếu là các thương vụ thâu tóm một phần hoặc tồn bộ, được đánh giá là còn khá giản đơn với khá nhiều giao dịch M&A dưới hình thức đầu tư tài chính, mua cổ phần để trở thành đối tác chiến lược, nhắm tới lợi ích đơn thuần chứ chưa nhắm đến thâu tóm để nắm quyền điều hành thì nay đã bắt đầu xuất hiện các vụ việc có mức độ phức tạp cao như hợp nhất (hình thức địi hỏi trình độ quản lý và hợp tác, phối hợp cao giữa các bên tham gia) như trường hợp hợp nhất ba ngân hàng SCB, Việt Nam Tín Nghĩa, và Ficombank hay thâu tóm gián tiếp (như trường hợp của Eximbank tuyên bố nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của Sacombank nhưng lại thông qua các công ty con/công ty liên kết hoặc được ủy quyền từ các cổ đông khác của Sacombank)... Các thương vụ chào mua công khai hoặc thâu tóm trên sàn chứng khốn cũng là dấu hiệu phát triển chuyên nghiệp hơn của phương thức M&A ngân hàng Việt Nam. Việc khởi động xu hướng chào mua công khai trên thị trường đang đẩy các ngân hàng niêm yết đối mặt với khả năng bị thâu tóm, bị mua lại, sáp nhập bất cứ lúc nào.

2.2.3.3 Đa số các thương vụ có sự tham gia của yếu tố nước ngồi

Đa số các thương vụ M&A nói chung và M&A ngân hàng nói riêng tại Việt Nam có sự tham gia của đối tác nước ngồi, mặc dù cũng có khơng ít trường hợp M&A giữa các doanh nghiệp trong nước.

Một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:

 Các ngân hàng nước ngoài chiếm ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lý trong hoạt động M&A hơn các ngân hàng Việt Nam.

 Có tiềm lực tài chính mạnh, các ngân hàng nước ngồi có khả năng thực hiện các hợp đồng M&A có giá trị lớn mà khơng phải ngân hàng trong nước nào cũng có thể thực hiện được.

 Về phía các ngân hàng trong nước, họ cũng muốn khai thác các thế mạnh về thương hiệu, trình độ quản lý, tiềm lực tài chính của các đối tác nước ngồi để nâng cao năng lực cạnh tranh.

 M&A được xem là giải pháp tốt giúp rút ngắn quá trình thâm nhập thị trường trong nước của nhà đầu tư nước ngồi.

2.2.3.4 Hình thức M&A ngân hàng tại Việt Nam mang tính thân thiện hơn là thù địch, thơn tính lẫn nhau, đa phần mang tính liên doanh, hợp tác. Mặt

khác, trong ngành tài chính, ngoại trừ các thương vụ M&A của cơng ty chứng khốn thì thực sự Việt Nam chưa chứng kiến nhiều thương vụ M&A đích thực trong ngành ngân hàng, do những rào cản pháp lý về sở hữu đối với nước ngồi nên chưa có một ngân hàng trong nước nào được sở hữu thông qua nghiệp vụ M&A. Đa phần các giao dịch trong ngành ngân hàng mấy năm qua chủ yếu là các thương vụ phát hành riêng lẻ cho các đối tác nước ngồi mang tính chất chiến lược và chưa có sự chuyển giao quyền kiểm sốt.

Như vậy có thể thấy, mặc dù các yếu tố hỗ trợ và tích cực vẫn chiếm ưu thế nhưng cũng phải thừa nhận, vẫn còn khơng ít trở ngại cho sự phát triển của hoạt động M&A nói chung và M&A ngân hàng nói riêng tại Việt Nam:

- Quy định pháp luật chi phối trực tiếp hoạt động M&A hiện rất phân tán

và nằm ở các văn bản luật và quy định khác nhau như Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khốn... Trong đó Luật Doanh nghiệp là cơ sở

pháp lý chính nhưng các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau còn chịu sự chi phối của các luật chuyên ngành có liên quan. Điều này gây rất nhiều khó khăn, lúng túng cho các bên tham gia giao dịch, và là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường M&A Việt Nam chưa thể thực sự phát triển.

- Giới hạn sở hữu nước ngồi trong ngành ngân hàng vẫn cịn là trở ngại lớn

: Theo các báo cáo thống kê từ các tổ chức chuyên nghiên cứu về M&A thì

hình thức M&A Inbound là sơi động nhất. Ngay cả trong ngành tài chính – ngân hàng, trong nhiều năm trở lại đây, mặc dù đang cực kỳ khó khăn nhưng rõ ràng các nhà đầu tư nước ngoài xin được một giấy phép kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam là điều không hề dễ dàng. Quan trọng hơn, các nhà đầu tư nước ngồi vẫn nhìn thấy khả năng phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiêu dùng, thẻ tín dụng,... thể hiện qua các thương vụ M&A có yếu tố nước ngồi khơng ngừng gia tăng về số lượng và giá trị giao dịch. Với tư cách nhà đầu tư chiến lược, các tập đồn tài chính nước ngồi góp vốn vào các ngân hàng nội địa, tư vấn và hỗ trợ về công nghệ, vốn và đặc biệt là kinh nghiệm trong quản trị điều hành. Từ sau khi gia nhập WTO, các giới hạn về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã được nới lỏng hoặc xóa bỏ hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tiến trình này vẫn chậm và có nhiều rào cản khác.

- Thiếu các tổ chức trung gian môi giới, tư vấn... chuyên nghiệp thúc đẩy sự phát triển hoạt động M&A ngân hàng:

Một giao dịch M&A muốn thành công không chỉ dựa vào sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên đối tác mà nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các bên trung gian như các công ty mơi giới, tư vấn, định giá… đóng vai trị xúc tác, hỗ trợ giao dịch tiến hành nhanh chóng và thuận lợi. Thị trường M&A hiệu quả là dựa vào hệ thống các công ty tư vấn chuyên nghiệp. Hiện ở thị trường Việt Nam các tổ chức tham gia vào q trình này khá ít, hoạt động cịn thiếu chun nghiệp do hiểu biết về hoạt động này chưa nhiều nên chưa thể phát huy hết vai trò trung gian thúc đẩy hoạt động M&A.

2.2.4 Dự đoán xu hướng của hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian tới

Trong những năm qua, hoạt động M&A có xu hướng lan nhanh đến thị trường châu Á, thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển M&A trong tương lai. Những thương vụ gần đây cho thấy các cơng ty nước ngồi đang tiến vào thị trường châu Á và bản thân các nước đang phát triển cũng mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với nước ngồi để tận dụng cơng nghệ, tiếp thu trình độ quản lý, tăng cường thị phần, quy mô và giảm đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là cơ hội phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam. Cịn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, dự đốn sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, bởi M&A là cơ hội tốt để các ngân hàng nước ngoài với tư cách là các cổ đơng chiến lược, tham gia nhanh chóng vào thị trường trong nước để tận dụng nguồn nhân lực và cơ sở khách hàng... Mặt khác, trước áp lực cạnh tranh từ phía các ĐCTC nước ngoài và cả những đối thủ lớn trong nước, một số ngân hàng nhỏ lẻ sẽ tính tới hướng hợp tác, liên kết lại để tăng cường thị phần, quy mô, vị thế cạnh tranh.

Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục diễn ra nhiều thương vụ M&A trong ngành ngân hàng vì nhiều lý do. Thứ nhất, cùng với định hướng tái cấu trúc ngân hàng theo Quyết định số 254, lĩnh vực ngân hàng tài chính hứa hẹn vẫn là một lĩnh vực tiềm năng cho các thương vụ M&A và đầu tư. Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua bán theo nguyên tắc tự nguyện, để tăng quy mô và khả năng cạnh tranh. Thứ hai, trong bối cảnh giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay, có khả năng Chính phủ sẽ cho phép ngân hàng nước ngồi mua một tỷ lệ sở hữu đáng kể ở một số ngân hàng nhỏ, đủ để kích thích các thương vụ M&A. Cuối cùng, M&A hiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế và M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển và Việt Nam cũng khơng phải nằm ngồi xu hướng đó. 2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sau hoạt động sáp nhập và mua lại tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2009-2012

- Ngân hàng Liên Việt (LienVietbank):

Ngân hàng Liên Việt được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam, với sự tham gia góp vốn của các cổ đông sáng lập là: Công ty cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gịn và Cơng ty Dịch vụ Hàng khơng Sân bay Tân Sơn Nhất.

Qua các năm hoạt động, LienVietbank không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình. Tính tới 31/12/2010, tổng tài sản của ngân hàng đạt 34.985 tỷ đồng tăng 17.618 tỷ đồng tương đương tăng 101,45% so với cùng kỳ năm 2009. Được thành lập với 3.300 tỷ đồng vốn điều lệ, qua các năm, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đều có sự tăng trưởng đều đặn. Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều khó khăn, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2010 vẫn đạt 759 tỷ đồng, tăng 40,56% so với năm 2009. Quy mơ Ngân hàng cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sự mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, vì thế, qua 3 năm Liên Việt đã thu hút được lượng khách hàng cá nhân tới trên 5 vạn người, lượng khách hàng tổ chức gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt con số hàng ngàn.

- Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam (VN Post):

Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam là Tổng cơng ty nhà nước, được giao vốn thơng qua Tập đồn Bưu chính Viễn Thơng Việt Nam với số vốn điều lệ không thấp hơn 8.122 tỷ đồng. Các đơn vị thành viên của Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam gồm: các đơn vị hạch toán phụ thuộc (Bưu điện các tỉnh, thành phố trong cả nước; Cơng ty phát hành báo chí Trung ương; Cơng ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện); 4 cơng ty do Tổng Cơng ty góp vốn trên 50% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp.

VN Post cịn có hệ thống mạng lưới gồm 63 bưu điện tỉnh, thành phố, 7 công ty trực thuộc và gần 18.000 điểm phục vụ bao gồm các bưu cục, đại lý bưu điện, kiot, điểm bưu điện-văn hóa xã trên tồn quốc, được coi là một trong các doanh nghiệp có hệ thống rộng khắp cả nước.

- Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC):

Hoạt động từ tháng 5/1999, Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện thuộc VN Post, là đơn vị đầu tiên của ngành bưu điện tham gia lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên,

phạm vi hoạt động của VPSC chỉ huy động vốn từ dân cư và chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để đầu tư cho các cơng trình trọng điểm quốc gia. Đồng thời, từ tháng 9/2005, Cơng ty cịn được phép kinh doanh các dịch vụ gia tăng để hỗ trợ như: dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ rút tiền và dịch vụ nhờ thu nhận trả, mở thêm nhiều loại hình dịch vụ đa dạng như tiết kiệm có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, trả góp, rút từng phần, rút lãi định kỳ, ...

Trong hơn 12 năm hoạt động, dựa vào mạng lưới rộng lớn của bưu chính trên cả nước, VPSC đã xây dựng được hệ thống hơn 360.000 khách hàng, với số dư huy động đạt gần 7.000 tỷ đồng, góp phần đưa các dịch vụ tài chính, ngân hàng đến gần với người dân, đặc biệt là dân cư tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

2.3.2Bối cảnh và động cơ thực hiện thương vụ

-Bối cảnh: trong hai năm 2010-2011, nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp,

lãi suất, tỷ giá, giá vàng bất ổn, ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2010 cũng là năm ra đời nhiều tiêu chuẩn an toàn cao hơn trong hệ thống ngân hàng nhằm giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tốt hơn (Thơng tư 13/TT-NHNN ban hành ngày 20/5/2010 và có hiêu lực từ ngày 01/10/2010 quy định tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động, đồng thời Thông tư cũng nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản lên 250%). Kết quả là có 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010, tuy nhiên đến tháng 12/2010 vẫn có trên 10 NHTM chưa đáp ứng được quy định, các NHTM khác cũng gặp nhiều khó khăn ngắn hạn trong việc thích nghi với các quy định có phần khắt khe hơn này.

-Động cơ thực hiện thương vụ:

 Về phía LienVietbank: quyết tâm thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài lấy trọng tâm chính sách “tam nơng” (nơng nghiệp-nơng thơn-nơng dân). Tuy nhiên với vốn điều lệ thành lập 3.300 tỷ đồng, LienVietbank chưa thể phát huy vai trị cấp tín dụng cũng như rút ngắn khoảng cách phát triển của mình so với các ngân hàng khác khi chỉ có hơn 50 điểm giao dịch ban đầu. Hơn nữa, Liên Việt là một ngân hàng mới thành lập chưa lâu, lại đúng vào thời kỳ nền kinh tế bùng phát nhiều

khó khăn, đặt ra yêu cầu và cơ hội để LienVietbank sáp nhập mở rộng quy mô, phát triển chi nhánh. Do đó, việc tiến hành liên kết với VN Post được đánh giá là sự lựa chọn khơn ngoan.

 Về phía VN Post: định hướng chiến lược phát triển thành một ngân hàng mang thương hiệu bưu điện đã được các thế hệ lãnh đạo ngành Bưu điện nghiên cứu, nhằm từng bước góp phần xây dựng Bưu chính Viễn thơng Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, đa sở hữu. Đồng thời mơ hình Ngân hàng Bưu điện cũng là mơ hình được đánh giá cao trên thế giới. Tuy nhiên do nhiều sự thay đổi về quy định và chính sách, đến cuối năm 2010, dự định thành lập “ngân hàng mang tên Bưu điện” vẫn chưa thể trở thành hiện thực. Một sự kiện đáng chú ý là khoản lỗ 145 tỷ đồng đến từ số vốn VPSC huy động từ dân cư phải gửi vào Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư, cho vay theo chủ trương của Chính phủ, tức là huy động cao, cho vay thấp. VPSC khơng có khả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w