.1 Tăng trưởng thu nhập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 37 - 107)

Bảng 2.2: Cơ cấu thu nhập năm 2012

Cơ cấu thu nhập Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập (%)

Thu nhập lãi thuần 6.871 117.76%

Thu nhập ngoài lãi -1.036 -17,76%

Tổng thu nhập 5.835 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thu nhập năm 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012

Khoản lỗ 1,864 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đã khiến cơ cấu thu nhập của ACB dịch chuyển mạnh sang hướng tăng phụ thuộc vào thu nhập từ lãi. Tỷ lệ thu nhập từ lãi/tổng thu nhập thuần của ACB năm 2012 là 117.76%. ACB đã có tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2008- 2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện ghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến

hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng thu nhập thuần của Ngân hàng sụt giảm 22% so với năm 2011, nhưng so với thu nhập thuần năm 2010 vẫn cao hơn 8%.

Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

ROA 36,52% 31,76% 28,91% 36,02% 8,50%

ROE 2,68% 2,08% 1,66% 1,73% 0,50%

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012

Biểu đồ 2.3: Tỷ suất lợi nhuận

Về hiệu quả kinh doanh, kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROEtt) và trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) của ACB lần lượt là 8,5% và 0,5%, thấp nhất từ trước tới nay.

Bảng 2.4: Thu nhập trên cổ phiếu

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 EPS (ngàn đồng/cổ phiếu) 2.98 2,75 2,86 3,28 0,67 Tỷ lệ chi trả cổ tức 146% 35% 24% 20% N/A Bằng tiền mặt 25% 32,8% 24% 20% N/A Bằng cổ phiếu 120,75% 1,7% 0% 0% N/A

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012

Biểu đồ 2.4: Thu nhập trên cổ phiếu

Bảng 2.5 : Tỷ lệ nợ xấu (phần trăm)Năm Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ đủ tiêu chuẩn 97,97% 99,01% 99,42% 99,8% 92,35% Nợ cần chú ý (nhóm 2) 1,15% 0,58% 0,24% 0,31% 5,19% Nợ xấu (nhóm 3-5) 0,89% 0,41% 0,34% 0,88% 2,46% Tổng 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012

Biểu đồ: 2.5 Tỷ lệ nợ xấu

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012

Tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 – nhóm 5 ở mức 2,5% tăng so với mức 0,89% tại thời điểm đầu năm.

35

2.2.1 Mơ hình quản trị rủi ro ACB

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM

SOÁT KHỐI QUẢN LÝRỦI RO BAN QUẢN LÝRỦI RO

P. Quản lý rủi

ro thị trường P. Quản lý rủiro vận hành sách và quảnBan chính lý tín dụng

Bộ phận phân tích rủi ro, quản lý danh mục, hạ tầng cơng cụ và quản lý

dự án

Kiểm tốn nội bộ

Nguồn: Tài liệu nội bộ ACB Bộ phận chính sách Bộ phận QLRR thị trường Bộ phận QLRR thanh khoản Bộ phận Chính sách và Báo cáo rủi ro vận hành Bộ phận Kiểm sốt và Giảm thiểu rủi ro vận hành Bộ phận QLRR gian lận Bộ phận chính sách Tín dụng Bộ phận Phân tích Rủi ro Tín dụng Bộ phận Quản trị và Kiểm tốn Tín dụng

Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có tồn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của

Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

Ủy ban Quản lý rủi ro (UBQLRR): là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị về các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tại ACB; giám sát hoạt động của Ban điều hành trong quản lý rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản, vận hành và các rủi ro khác ảnh hưởng đến hoạt động của ACB, đảm bảo Ngân hàng có một khng khổ va quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả.

UBQLRR hiện nay có chín thành viên, trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Chủ nhiệm hiện nay là ông Stewart D. Hall, thành viên Hội đồng quản trị.

Nhiệm vụ của UBQLRR

• Tham mưu cho hội đồng quản trị trong việc ban hành các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro phù hợp các quy định pháp luật và điều lệ ACB.

• Phân tích, dự báo về mức độ an tồn của ACB trước những nguy cơ, rủi ro tiềm tàng cũng như các biện pháp phòng ngừa các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

• Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các chính sách quản lý rủi ro, quy trình thủ tục vận hành hiện tại của ACB và đề xuất với HĐQT các biện pháp chỉnh sửa thích hợp.

• Tham mưu cho HĐQT trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tư thuộc thẩm quyền của Hội Đồng Quản trị, các giao dịch của người có liên quan, các chính sách quản lý đầu tư và quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư.

• Đảm bảo việc nhận dạng, đo lường rủi ro được thực hiện khách quan, nhất quán và phù hợp các quy định pháp luật và chuẩn mực của ACB, đảm bảo việc kiểm soát rủi ro và các quyết định tạo thành rủi ro phải được thơng tin một cách thích đáng.

• Đảm bảo ngân hàng có đủ cơ sở hạ tầng, các nguồn lực và hệ thống cần thiết để quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Ban Kiểm tốn nội bộ

• Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá một cách độc lập khách quan đối với hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng, kiểm tra đánh giá tính phù hợp và tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng Á Châu, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ, chấn chỉnh các sai sót để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.

• Mặt khác, Ban Kiểm tốn nội bộ cịn làm đầu mối rà sốt và cung cấp tài liệu, hồ sơ cần xuất trình cho cơ quan thanh tra giám sát trong năm; đơn đốc và hướng dẫn các đơn vị trong tồn hệ thống thực hiện khắc phục các kiến nghị của cơ quan thanh tra.

Khối quản lý rủi ro:

• Chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và duy trì khung quản lý rủi ro nhằm bảo đảm tối ưu hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và các công ty trực thuộc.

• Đề ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn, kĩ thuật, hạ tầng ứng dụng chung cho công tác quản lý, kiểm soát tất cả các hoạt động nhằm cân bằng rủi ro- lợi nhuận; chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động kinh doanh và điều hành Ngân hàng nằm trong khung quản lý rủi ro và hợp với khẩu vị rủi ro.

• Chịu trách nhiệm thơng đạt, thực thi các chuẩn mực và nguyên tắc quản lý rủi ro trên toàn hệ thống, đặc biệt nâng cao tính minh bạch trong các quyết định rủi ro- lợi nhuận, thể hiện vai trị then chốt trong quy trình báo cáo và cơng tác quản trị, điều hành.

Phòng quản trị rủi ro tác nghiệp: Chức năng:

Xây dựng và triển khai Khung quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp với nguyên tắc của khung quản lý rủi ro và chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng.

Đảm bảo các hoạt động tác nghiệp phải tuân thủ các chính sách, tiêu chuẩn và khẩu vị rủi ro của Ngân hàng, cũng như phù hợp với pháp luật hiện hành.

Nhiệm vụ:

• Xây dựng và triển khai khung quản lý rủi ro tác nghiệp nhằm tạo ra sự quản lý tổng thể tất cả những rủi ro tác nghiệp trong các hoạt động của Ngân hàng.

• Xây dựng chính sách và tiêu chuẩn quản lý rủi ro tác nghiệp nhằm đảm bảo các rủi ro tác nghiệp trọng yếu được nhận diện, đo lường, giảm thiểu, kiểm sốt và giám sát trên tồn hệ thống.

• Xác định các khoảng cách tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp trên tồn hệ thống

• Phối hợp và hỗ trợ các Phòng/Ban liên quan trong việc thiết lập và quản lý rủi ro tác nghiệp nhằm đảm bảo rủi ro tác nghiệp phù hợp với khẩu vị rủi ro của Ngân hàng và nhằm tăng hiệu suất hoạt động và kinh doanh.

• Tạo dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp và thiên tai để bảo đảm duy trì liên tục hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng.

• Xây dựng và triển khai khung quản lý rủi ro gian lận và phù hợp với nguyên tắc khung quản lý rủi ro chung.

• Hỗ trợ Uỷ ban quản lý rủi ro và các cấp lãnh đạo trong việc phát triển nhận thức về rủi ro tác nghiệp và góp phần truyền đạt văn hố hiểu biết về rủi ro tác nghiệp toàn hệ thống.

Cơ cấu tổ chức phòng quản lý rủi ro tác nghiệp

Phòng quản lý rủi ro tác nghiệp được tổ chức thành 3 bộ phận: • Bộ phận chính sách và báo cáo rủi ro tác nghiệp

• Bộ phận kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp • Bộ phận quản lý rủi ro gian lận

Mối quan hệ phòng quản lý rủi ro tác nghiệp trong ACB

• Phịng quản lý rủi ro tác nghiệp chịu sự chỉ đạo điều hành và báo cáo trực tiếp cho Giám Đốc Khối Quản lý rui ro.

• Phối hợp với các Phòng, Ban, Đơn vị trong hệ thống để thực hiện tốt nhiệm vụ của Phịng.

• Được phép yêu cầu các khối, Phòng, Ban, Trung Tâm tại Hội sở, sở giao dịch, chi nhánh, Phịng giao dịch và các cơng ty con trực thuộc ACB phối hợp cung cấp thôn tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro.

Ban chính sách Chức năng:

• Tham mưu xây dựng, triển khai, bổ sung, hồn thiện chính sách tín dụng của Ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh, hoạt động tín dụng của ACB và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

• Tham mưu xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng, các giới hạn quản lý rủi ro tín dụng, các cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng và theo dõi giám sát việc thực hiện nhằm quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của ACB. • Tổng hợp và phân tích, đánh giá theo dõi tình hình nợ q hạn, chất lượng

tín dụng của hệ thống để có các cảnh báo sớm các rủi ro tín dụng .

• Thực hiện kiểm tốn tín dụng nhằm đánh giá sự tuân thủ chính sách và quy trình phê chuẩn/cấp tín dụng để bảo đảm mức độ tuân thủ cần thiết.

• Thực hiện cơng tác thư ký của Uỷ ban tín dụng.

Nhiệm vụ:

• Xây dựng, đánh giá, cập nhật và triển khai áp dụng các chính sách tín dụng chiến lược phù hợp với khẩu vị rủi ro tín dụng, chiến lược của ACB.

• Xây dựng, đánh giá, cập nhật và triển khai áp dụng các chiến lược thẩm định và cấp tín dụng dựa trên phân tích danh mục.

• Điều hành diễn đàn tín dụng hoặc kho dữ liệu câu hỏi, thắc mắc và trả lời liên quan chính sách tín dụng và phản hồi một cách kịp thời.

• Xây dựng, thực hiện và xem xét cập nhật các thủ tục, quy định về ba nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp & Định chế tài chính.

• Xây dựng, duy trì một cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro tín dụng vững mạnh gồm có cấu trúc quản trị tốt, kiểm sốt rủi ro tốt và các chính sách.

Đánh giá chung về mơ hình quản trị rủi ro

Nhìn chung mơ hình quản trị rủi ro của ACB tương đối hoàn thiện với đầy đủ các phòng ban chuyên biệt về quản Trị rủi ro: Uỷ ban quản trị rủi ro, khối QLRR, Phòng rủi ro tác nghiệp, phòng quản trị rủi ro thanh khoản, và Phòng quản trị rủi ro thị trường….với sự kiểm tra độc lập của nam kiểm toán nội bộ và Ban kiểm sốt. Mơ hình này khá hồn thiện so với mơ hình chuẩn của quốc tế. Tuy nhiên, vì Khối quản lý rủi ro và phòng quản trị RRTN mới thành lập từ năm 2012, cho nên vẫn chưa quản lý đầy đủ theo các bước của quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp cũng như tuân thủ theo bốn vấn đề chính và mười nguyên tắc vàng của Basel 2

Hiện tại, ACB chưa có một tiêu chuẩn nào để đánh giá hiệu quản trị rủi ro tác nghiệp, các công cụ đo lường và vẫn chưa ban hành chính sách quản trị rủi ro tác nghiệp. Hàng tháng, hằng năm Khối Vận hành có nhiệm vụ tổng hợp lỗi nghiệp vụ của toàn hệ thống, chưa phân loại được tần xuất xuất hiện rủi ro theo từng nghiệp vụ và thống kê mức độ thiệt hại để đánh giá hiệu quả trong việc Quản trị rủi ro tác nghiệp. Có thể nói hoạt động quản QTRRTN chỉ dừng lại ở mức định tính, và trong suy nghĩ QTRRTN chỉ dừng lại ở mức kiểm soát và tuân thủ quy định, nhằm hạn chế rủi ro. Công tác quản trị rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ. Rủi ro được xem như là “điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận” trong kinh doanh, và hoạt động quản lý rủi ro chưa được nhìn nhận như là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn cho Ngân hàng.

Để hoàn thiện theo tiêu chuẩn QTNN quốc tế và basel 2, hiện nay Phòng QTRR Tác nghiệp đang tiến hành rà sốt lại tồn bộ quy trình, thủ tục của ACB để

nhận diện lại những rủi ro, sau đó sẽ sử dụng những chỉ số KRI, Riskmap và sẽ thiết lập khung quản trị rủi ro để trình HĐQT phê duyệt.

2.2.2 Phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp của ACB

Năm 2012, ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn chung của nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng thấp, thậm chí là âm, nợ xấu tăng cao, nội bộ thay đổi bởi tái cơ cấu, hoạt động kinh doanh nhiều mảng thua lỗ trầm trọng. Bên cạnh đó, hàng loạt vụ việc lừa đảo tại ngân hàng xuất hiện trên khắp các mặt báo với nhiều chiêu thức lừa đảo tinh vi, tham ô, chiếm đoạt tài sản và sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức. Điều này đã khiến nhiều tài sản của ngân hàng sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến uy tín và hình tượng của chính ngân hàng trong mắt người dân.

Gần đây, chấn động mạnh nhất có lẽ là vụ án của Nguyễn Đức kiên (Bầu kiên). Những sai phạm do Bầu kiên gây ra phần nào thể hiện những mặt cịn yếu kém của ACB trong cơng tác quản trị rủi ro và sai lầm trong đường lối của HĐQT tại ACB. Năm 1993, Nguyễn Đức Kiên là cổ đơng góp vốn lớn của Ngân hàng ACB và sau đó đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng này từ năm 1994 đến năm 2008. Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng ACB, bầu Kiên tham gia quản trị, điều hành ngân hàng với nhiều vị trí khác nhau, có ảnh hưởng, chỉ đạo và quyết định nhiều hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB. Là người am hiểu về tài chính ngân hàng và biết lách luật. Vì nếu có tên trong HĐQT tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 37 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w