Bảng 4 .2 Kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam qua các thời kỳ
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở thuế TNDN
BIẾN GLS GMM RHAVEN -0.077*** -0.169*** DRINCOME 0.462*** 0.257*** LGFDI -0.169*** -0.193*** GDP -0.001 -0.008*** LABOR -0.028 -0.807*** POPULA -1.431*** -0.177 GOINTEG 0.000 -0.003*** PROPRI 0.001** 0.001*** INFLAT -0.000 -0.001 Số quan sát 320 256 Số biến công cụ 28 Số quốc gia 32 32 Kiểm định AR (2) 0.405 Kiểm định Sargan 0.473 Kiểm định Hansen 0.326
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Stata
Kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa dòng FDI từ thiên đường thuế đến thu nhập của FDI (cũng là cơ sở thuế TNDN), với hệ số là -0.169 ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy FDI thông qua các thiên đường thuế làm giảm khả năng sinh lời của FDI, phân tích này cũng cung cấp cơ sở thực nghiệm rõ ràng cho việc các MNE tận dụng các liên kết đầu tư trực tiếp với các trung tâm tài chính để cho phép chuyển dịch lợi nhuận dẫn đến thu nhập FDI thấp hơn. Hơn nữa, thu nhập của FDI là cơ sở tính thuế TNDN, việc giảm tỷ suất lợi nhuận do DN FDI có tiếp xúc và dịch chuyển lợi nhuận đến các thiên đường thuế, và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu thuế (Bolwijn & ctg, 2018). Nhận định này cũng tương đồng với nghiên cứu của Janský & Palanský (2019) về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn FDI từ các thiên đường thuế và tỷ suất lợi nhuận của FDI là khá chặt chẽ, dẫn đến các khoản thất thu thuế liên quan là tương đối cao ở hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Ngoài ra, luận án cũng cho kết quả về quan hệ ngược chiều của dòng FDI tổng thể vào các quốc gia đang phát triển với lợi nhuận của FDI, hệ số tác động là -0.169 ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều
129
này cũng phản ánh thực trạng dòng FDI từ thiên đường thuế tiếp tục đổ vào các nước đang phát triển, mặc dù tỷ suất lợi nhuận FDI tại các quốc gia này suy giảm trong giai đoạn sau khủng hoảng (UNCTAD 2018, 2019, 2020).
4.3.3.2 Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp bị tổn thất
Từ kết quả trên, luận án tiếp tục xác định số thuế TNDN bị tổn thất do sự dịch chuyển lợi nhuận có liên quan đến FDI từ thiên đường thuế tại các quốc gia đang phát triển. Do có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ trọng FDI vào thiên đường thuế và tỷ suất lợi nhuận trên FDI, để ước tính thất thu thuế đối với các nền kinh tế đang phát triển, luận án sẽ bắt đầu từ kết quả hồi quy: FDI từ thiên đường thuế tăng 1% làm tỷ suất lợi nhuận FDI giảm tương ứng hệ số là -0.169.
Các bước tính tốn tiếp theo được thể hiện qua bảng 4.11, trong đó, một số chỉ tiêu được giải thích như sau:
- Tỷ trọng FDI từ thiên đường thuế (số 2): nghiên cứu của Bolwijn, R., Casella, B., & Rigo, D. (2018) xác định theo UNCTAD (2012) là 46%, nghiên cứu của của Janský, P., & Palanský, M. (2019) xác định theo UNCTAD (2019) là 49%. Luận án sử dụng kết quả Tỷ trọng FDI từ thiên đường thuế là 49% do sự tương đồng trong giai đoạn nghiên cứu.
- Giá trị vốn FDI theo báo cáo vào các quốc gia (số 4): được tác giả Bolwijn & ctg (2018) xác định theo UNCTAD (2012). Luận án sử dụng kết quả trong báo cáo của UNCTAD (2020) trong tài liệu World Investment Report (Annex table 2. FDI stock, by region and economy, 2000, 2010 and 2019)
- Thuế suất luật định (số 6): Luận án sử dụng giá trị thuế suất luật định trung bình trong thống kê mơ tả, giá trị biến RINCOME là 21%
- Thuế suất hiệu quả (số 8): Luận án sử dụng giá trị thuế suất hiệu quả trung bình trong thống kê mơ tả, giá trị biến TAXPRO là 15%
Bảng 4.13: Bảng tính tổn thất thuế TNDN do ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế
STT CHỈ TIÊU TÍNH TỐN KẾT QUẢ
1 Hệ số hồi quy -0.169
2 Tỷ trọng FDI từ thiên đường thuế 0.49
3 Tỷ suất lợi nhuận FDI (giảm) = (1) x (2) -0.0828
4 Vốn FDI theo báo cáo (tỷ USD) 8,500
5 Thu nhập sau thuế TNDN (tỷ USD) = (3) x (4) -704
6 Thu nhập trước thuế TNDN (tỷ USD) = (5)/(1-21%) -880
130
8 Tổn thất thuế TNDN với thuế suất hiệu quả (tỷ USD) = (6) x 15% -132
Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Như vậy, kết quả ước tính của tác giả cho thấy: thu nhập trước và sau thuế TNDN của DN FDI giảm tương ứng là 880 tỷ USD và 704 tỷ USD dưới ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế với tỷ trọng là 49%. Điều này cũng giải thích hiện tượng xói mịn cơ sở thuế TNDN do FDI từ thiên đường thuế gây ra, bởi vì thu nhập trước thuế TNDN là cơ sở để tính số thu thuế TNDN. Từ đó, cho thấy tác động ngược chiều của dịng FDI từ thiên đường thuế đến thu nhập của FDI chứng tỏ mục đích dịch chuyển lợi nhuận từ các quốc gia đang phát triển sang các thiên đường thuế trong các kế hoạch tránh thuế của FDI. Điều này cũng giải thích ngun nhân dịng FDI từ thiên đường thuế tiếp tục đổ vào các nước đang phát triển, mặc dù thu nhập từ FDI tại các quốc gia này suy giảm. Do đó, tổn thất thuế TNDN với thuế suất luật định được xác định là 185 tỷ USD, và tổn thất thuế TNDN với thuế suất hiệu quả được xác định là 132 tỷ USD trong giai đoạn nghiên cứu. Qua đó, kết quả cũng cho thấy, tổn thất thuế TNDN với thuế suất luật định cao hơn tổn thất thuế TNDN với thuế suất hiệu quả, vì so với thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả được tính trên số thuế TNDN thực thu của các DN FDI, trong đó đã được loại trừ các khoản ưu đãi, miễn giảm và tài trợ mà nhà đầu tư được hưởng. Đây cũng chính là sự xói mịn cơ sở thuế TNDN trong chính sách thuế TNDN nhằm thu hút FDI của các quốc gia đang phát triển.
Tóm lại, hiện tượng xói mịn cơ sở thuế TNDN dẫn đến số thu thuế TNDN tổn thất được luận án giải thích bởi hai lý do: Một là, ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế (tỷ trọng này đang có xu hướng tăng ở các quốc gia đang phát triển) do nguy cơ dịch chuyển lợi nhuận của FDI đến nơi có thuế suất thấp hơn. Hai là, những khoản ưu đãi, miễn giảm và tài trợ cho nhà đầu tư FDI trong sách thuế TNDN của các quốc gia đang phát triển.
Kết quả của luận án tương đồng với một số nghiên cứu gần đây về đo lường xói mịn cơ sở thuế và tổn thất thuế TNDN do tác động của FDI từ thiên đường thuế, dù dữ liệu khác nhau và phương pháp tính tốn cịn nhiều tranh luận. Tuy vậy, hầu hết các tác giả đều nhận thấy rằng việc chuyển dịch lợi nhuận của FDI đến các thiên đường thuế đã khiến các khoản thất thu thuế liên quan là tương đối cao ở hầu hết các quốc gia được nghiên cứu và trên hầu hết các nhóm thu nhập (Bảng 4.14 trình bày tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước và của luận án)
131
Bảng 4.14: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tổn thất thuế TNDN do xói mịn cơ sở thuế TNDN
TÁC GIẢ/NĂM THỜI GIAN NGHIÊN CỨU SỐ QUỐC GIA SỐ THUẾ TNDN TỔN THẤT (TỶ USD) Bolwijin & ctg (2018) (2009 - 2012) 32 89 Janský (2019) (2009 - 2016) 79 125 Tørsløv & ctg (2018) (2013 - 2016) 37 165 Cobham & Janský (2019a) (1994 – 2012) 34 133
Clausing (2016) (1983 -2012) 25 280
KẾT QUẢ LUẬN ÁN (2009 -2019) 32 185
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mơ tác động đến tỷ suất lợi nhuận của FDI theo mơ hình cịn có tốc độ tăng trưởng GDP, lực lượng lao động và chỉ số minh bạch chính phủ cho kết quả ngược chiều và có ý nghĩa thống kê. Số lượng lao động cao hơn sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn và hạn chế dịng vốn FDI vì lao động tỷ lệ với tiền lương (Lankes & Venables, 1996; Nunes &ctg, 2006), nên nhiều nghiên cứu cho thấy lực lượng lao động quyết định dòng chảy FDI một cách tiêu cực (Wheeler & Mody, 1992; Kumar, 1994; Sahoo, 2006). Trong khi đó, minh bạch chính phủ thấp ở các quốc gia đang phát triển có thể đóng vai trị “bơi trơn”, giúp doanh nghiệp FDI tiết kiệm được chi phí hành chính, thời gian chờ đợi và tận dụng các ưu đãi (Heckelman & ctg, 2010, Castro & ctg, 2013). Ngược lại, chỉ số quyền tài sản có tác động tích cực đối với thu nhập FDI do việc bảo vệ quyền sở hữu càng cao thì FDI càng chủ động trong việc tạo ra các giá trị hàng hóa trong q trình sản xuất và đầu tư (Kraay & Mastruzzi, 2004).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Luận án đã trình bày kết quả thực nghiệm của các mục tiêu nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuế và FDI tại các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2009 -2019. Kết quả cho thấy chính sách thuế tác động đến FDI rõ ràng và toàn diện bởi thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả, và số thu thuế TNDN của các quốc gia. Cụ thể, tác động ngược chiều của thuế suất thuế TNDN cho thấy sự cạnh tranh trong cuộc “chạy đua về đáy” thuế suất nhằm thu hút FDI. Tuy nhiên, luận án đã phát hiện mối quan hệ phi tuyến của thuế suất luật định và FDI, đây là điểm mới của tác giả so với các nghiên cứu khác. Điểm chuyển (điểm ngưỡng) của thuế suất luật định cho thấy không nên ủng hộ việc giảm thuế suất về đáy của các quốc gia, và hy vọng về hàm ý chính sách mới cho việc thu hút FDI mà không làm giảm nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, kết quả tác động tích cực của số thu
132
thuế TNDN qua tỷ trọng thuế TNDN trên GDP cũng cho thấy các quốc gia hồn tồn có thể thu hút FDI mà vẫn tăng nguồn thu thông qua mở rộng cơ sở thuế.
Bên cạnh đó, chương 4 đã trình bày và phân tích kết quả thực nghiệm của các mơ hình phân tích ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến xói mịn cơ sở thuế tại 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 – 2019, và cho kết quả dòng FDI từ thiên đường thuế tác động ngược chiều đến thu nhập của FDI. Từ đó, cho thấy FDI gây xói mịn cơ sở thuế tại các quốc gia đang phát triển vì thuế thu nhập có cơ sở tính thuế là thu nhập (hay lợi nhuận) của FDI. Mặt khác, tác động ngược chiều của dòng FDI từ thiên đường thuế đến thu nhập của FDI chứng tỏ mục đích dịch chuyển lợi nhuận trong các kế hoạch tránh thuế của các cơng ty đa quốc gia.
Chương 4 cũng trình bày thực trạng chung về FDI, chính sách thuế TNDN đối với FDI, và hiện tượng BEPS tại các quốc gia đang phát triển. Cùng với kết quả nghiên cứu thực nghiệm, những thực trạng này làm cơ sở để luận án đưa ra một số hàm ý chính sách ở phần tiếp theo cũng là chương cuối cùng của luận án.
133
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 5
Chương này đã tóm lược lại các kết quả thực nghiệm chính gắn với mục tiêu nghiên cứu của luận án. Từ đó, luận án đưa ra một số các hàm ý về mặt chính sách thuế nhằm thu hút FDI, trong đó chú trọng đến vấn đề mở rộng cơ sở thuế TNDN và xem xét thuế suất luật định, đặc biệt xu hướng về mức thuế suất chung toàn cầu. Bên cạnh dó, các giải pháp hạn chế xói mịn thuế do hiện tượng BEPS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển. Mặt khác, luận án cũng khuyến nghị tiêu chí sàng lọc dịng vốn FDI nên được áp dụng đầu tiên trong quá trình thu hút FDI của các quốc gia đang phát triển, trong đó Việt Nam. Cần tìm những nhà đầu tư có uy tín, có trách nhiệm xã hội, và sàng lọc những nhà đầu tư tới từ 'thiên đường thuế' với mục đích để né tránh thuế hoặc trốn thuế có thể gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế là chìa khố để giải quyết vấn đề chính sách thuế trong mơi trường kinh tế tồn cầu hố ngày nay. Tác giả hy vọng rằng các gợi ý này có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trong q trình thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
5.1 Tổng kết nghiên cứu
Luận án: “Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển” đã thực hiện được các kết quả cụ thể như sau:
(1) Luận án đã trình bày các khung lý thuyết tổng quan về FDI, thuế TNDN, hiện tượng xói mịn cơ sở thuế, cũng như vai trò của thiên đường thuế đến việc dịch chuyển lợi nhuận của FDI gây nên xói mịn thuế. Ngồi ra, tác giả cũng đã tổng hợp một cách có hệ thống các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thuế TNDN đến FDI, cũng như các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến thuế thu nhập, nổi bật là ảnh hưởng của dòng vốn FDI từ thiên đường thuế đến thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển. Từ đó, tác giả đã xây dựng các mơ hình thực nghiệm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển cho dữ liệu bảng gồm 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 -2019.
(2) Luận án đã chứng minh mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển bằng phân tích lý thuyết và
134
nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả này cho thấy luận án đã giải quyết được khe hổng nghiên cứu mà mục tiêu luận án đã để ra.
(3) Với mục tiêu thứ nhất, kết quả luận án cho thấy chính sách thuế tác động đến FDI rõ ràng và toàn diện bởi thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả, và số thu thuế TNDN của các quốc gia. Cụ thể, tác động ngược chiều của thuế suất thuế TNDN cho thấy sự cạnh tranh trong cuộc “chạy đua về đáy” thuế suất nhằm thu hút FDI. Hơn nữa, luận án đã phát hiện mối quan hệ phi tuyến của thuế suất luật định và FDI, đây là điểm mới của tác giả so với các nghiên cứu khác. Kết quả thực nghiệm của luận án cho thấy thuế suất luật định tác động ngược chiều đến FDI tại các quốc gia đang phát triển theo quan hệ phi tuyến tính, nghĩa là sau một thời gian, việc tăng thuế suất sẽ lại tác động tích cực đến FDI. Điểm chuyển (điểm ngưỡng) của thuế suất luật định theo kết quả của tác giả là 23,5%, gợi ý chính sách về điều chỉnh thuế suất TNDN cho việc thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, kết quả tác động tích cực của số thu thuế TNDN qua tỷ trọng thuế TNDN trên GDP cũng cho thấy các quốc gia hồn tồn có thể thu hút FDI mà vẫn tăng nguồn thu thông qua mở rộng cơ sở thuế.
(4) Với mục tiêu thứ hai, luận án đã phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của FDI đến xói mịn cơ sở thuế qua mơ hình gồm biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận FDI (cũng là cơ sở thuế TNDN) và biến độc lập là dòng FDI từ 34 thiên đường thuế vào 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009-2019. Kết quả cho thấy vốn FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát triển ảnh hưởng ngược chiều đến cơ sỏ thuế TNDN, gây nên hiện tượng xói mịn thuế tại các quốc gia này. Đồng thời, luận án cũng xác định tổn thất thuế TNDN do sự dịch chuyển lợi nhuận của FDI sang các thiên đường thuế, với số thuế TNDN bị tổn thất do xói mịn thuế tại 32 quốc gia đang phát triển là 185 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2009 - 2019. Kết quả này của nghiên cứu cũng được so sánh với các nghiên cứu gần đây, bên cạnh đó luận trình bày thực trạng chính sách thuế TNDN đối với FDI tại các quốc gia đang phát triển, nhằm cho thấy mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của đề tài tương đối phù hợp với tình hình thực trạng xói mịn thuế tại các quốc gia
135
5.2 Hàm ý chính sách
5.2.1 Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp 5.2.1.1 Mở rộng cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp